Biến cố và xác suất biến cố
A: Bài tập cơ bản
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố "Gieo được mặt 2 chấm" là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắn chắn
C. Biến cố không thể
Một con xúc xắc có 6 mặt, khi gieo không thể biết trước được sẽ xuất hiện mặt nào nên biến cố "Gieo được mặt 2 chấm" là biến cố ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là A. Biến cố ngẫu nhiên
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Biến cố " Tháng 4 năm 2024 có 31 ngày " là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắc chắn
C. Biến cố không thể
Vì tháng 4 luôn có 30 ngày nên biến cố "Tháng 4 năm 2024 có 31 ngày" là biến cố không thể.
Đáp án đúng là C. Biến cố không thể
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố "Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 8" là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắn chắn
C. Biến cố không thể
Vì số chấm trên các mặt của con xúc xắc luôn nhỏ hơn 8 nên biến cố "Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 8" là biến cố chắc chắn.
Đáp án đúng là B. Biến cố chắn chắn
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố "Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 3" là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắn chắn
C. Biến cố không thể
Vì số chấm trên các mặt của con xúc xắc có thể chia hết cho 3 ( 3 , 6) cũng có thể không chia hết cho 3 (1 , 2 , 4 , 5 ) nên biến cố "Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 3" là biến cố ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là A. Biến cố ngẫu nhiên
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo hai lần một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố "Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 3" là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắc chắn
C. Biến cố không thể
Khi gieo hai lần thì tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo có thể bằng 3 hoặc không bằng 3 nên biến cố Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 3" là biến cố ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là A. Biến cố ngẫu nhiên
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố "Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 2" là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắn chắn
C. Biến cố không thể
Vì số chấm trên các mặt của con xúc xắc có thể chia hết cho 2 ( 2 , 4 , 6) cũng có thể không chia hết cho 2 (1 ,3 , 5 ) nên biến cố "Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 2" là biến cố ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là A. Biến cố ngẫu nhiên
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố "Gieo được mặt có số chấm là một số là ước của 4" là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắn chắn
C. Biến cố không thể
Vì số chấm trên các mặt của con xúc xắc có thể là ước của 4 (1 , 2 , 4 ) cũng có thể không phải là ước của 4 (3 , 5 , 6 ) nên biến cố "Gieo được mặt có số chấm là một số là ước của 4" là biến cố ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là A. Biến cố ngẫu nhiên
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 7A. Tìm xác suất của biến cố: "Bạn được chọn sinh vào ngày 30 tháng 2"
A. 0
B. 1
C. 0,5
D. \(\frac{1}{30}\)
Tháng 2 không có ngày 30. Do đó biến cố: "Bạn được chọn sinh vào ngày 30 tháng 2" là một biến cố không thể và có xác suất bằng 0.
Đáp án đúng là A. 0.
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Chọn ngẫu nhiên một ngày trong năm. Tìm xác suất của biến cố: "Ngày được chọn có 24 tiếng"
A. 0
B. 1
C. 0,5
D. 0,3
Vì mỗi ngày đều có 24 tiếng nên biến cố: "Ngày được chọn có 24 tiếng" là một biến cố chắc chắn.
Do đó xác suất của nó bằng 1.
Đáp án đúng là B. 1.
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Trong một trò chơi hay thí nghiệm, nếu có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó đều bằng ?
A. 0
B. 1
C. \(\frac{1}{k}\)
D. k
Trong một trò chơi hay thí nghiệm, nếu có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó đều bằng \(\frac{1}{k}\)
Đáp án đúng là C. \(\frac{1}{k}\)
B: Bài tập trung bình
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo hai con xúc xắc đều có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố "Gieo được hai mặt có số chấm khác nhau" là
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắn chắn
C. Biến cố không thể
Khi gieo hai con xúc xắc không biết trước được xuất hiện mặt nào nên biến cố "Gieo được hai mặt có số chấm khác nhau" là biến cố ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là A. Biến cố ngẫu nhiên
Câu 2: Chọn những đáp án đúng
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Chọn các biến cố ngẫu nhiên.
A. Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 5.
B. Gieo được mặt có số chấm là một số nguyên.
C. Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 2
D. Gieo được mặt có số chấm là một số dương.
A. Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 5. (biến cố ngẫu nhiên)
B. Gieo được mặt có số chấm là một số nguyên. (biến cố chắc chắn)
C. Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 2. (biến cố ngẫu nhiên)
D. Gieo được mặt có số chấm là một số dương. (biến cố chắc chắn)
Các đáp án đúng là A. Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 5. và C. Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 2
Câu 3: Chọn những đáp án đúng
Có một túi đựng 3 viên bi trắng, 3 viên bi đen và 1 viên bi đỏ. Na lấy ngẫu nhiên trong túi ra hai viên bi. Chọn những biến cố ngẫu nhiên trong các biến cố sau:
A. Lấy được hai viên bi màu đỏ
B. Lấy được một viên bi màu đỏ và một viên bi màu trắng
C. Lấy được hai viên bi màu trắng
D. Lấy được hai viên bi không có màu vàng
A. Lấy được hai viên bi màu đỏ (biến cố không thể, vì chỉ có 1 viên bi màu đỏ)
B. Lấy được một viên bi màu đỏ và một viên bi màu trắng (biến cố ngẫu nhiên)
C. Lấy được hai viên bi màu trắng (biến cố ngẫu nhiên)
D. Lấy được hai viên bi không có màu vàng (biến cố chắc chắn, vì không có viên bi nào màu vàng)
Các đáp án đúng là B. Lấy được một viên bi màu đỏ và một viên bi màu trắng và C. Lấy được hai viên bi màu trắng
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Có một túi đựng 1 viên bi trắng, 2 viên bi đen và 3 viên bi đỏ. Na lấy ngẫu nhiên trong túi ra một viên bi. Xét các biến cố:
M: "Lấy được viên bi màu hồng"
N: "Lấy được viên bi màu đỏ"
Chọn kết luận đúng
A. M là biến cố ngẫu nhiên, N là biến cố chắc chắn
B. M là biến cố chắc chắn, N là biến cố ngẫu nhiên
C. M là biến cố ngẫu nhiên, N là biến cố không thể
D. M là biến cố không thể, N là biến cố ngẫu nhiên
M: "Lấy được viên bi màu hồng" (biến cố không thể, vì không có viên bi nào màu hồng)
N: "Lấy được viên bi màu đỏ" (biến cố ngẫu nhiên)
Đáp án đúng là D. M là biến cố không thể, N là biến cố ngẫu nhiên
Câu 5: Điền đáp án đúng vào ô trống
Trên bàn có 10 thẻ giống hệt nhau. Trên mỗi thẻ có ghi một trong các số từ 0 đến 9. Mặt ghi số được úp xuống bàn. Lấy ngẫu nhiên một thẻ. Có bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên trong các biến cố sau:
A: "Lấy được thẻ ghi một số có một chữ số"
B: "Lấy được thẻ ghi một số lẻ"
C. "Lấy được thẻ ghi một số không lớn hơn 10"
D: "Lấy được thẻ ghi một số nguyên tố"
E: "Lấy được thẻ ghi một số chia hết cho 7" ?
Đáp số: Có ….. biến cố ngẫu nhiên.
A: "Lấy được thẻ ghi một số có một chữ số" (biến cố chắc chắn)
B: "Lấy được thẻ ghi một số lẻ" (biến cố ngẫu nhiên)
C. "Lấy được thẻ ghi một số không lớn hơn 10" (biến cố chắc chắn)
D: "Lấy được thẻ ghi một số nguyên tố" (biến cố ngẫu nhiên)
E: "Lấy được thẻ ghi một số chia hết cho 7" (biến cố ngẫu nhiên)
Vậy có 3 biến cố ngẫu nhiên là B , D , E .
Số cần điền là 3
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Trên bàn có 10 thẻ giống hệt nhau. Trên mỗi thẻ có ghi một trong các số tự nhiên từ 0 đến 9. Mặt ghi số được úp xuống bàn. Lấy ngẫu nhiên một thẻ. Xét các biến cố sau:
M: "Lấy được thẻ ghi một số có hai chữ số"
N: "Lấy được thẻ ghi một số chẵn"
G. "Lấy được thẻ ghi một số nhỏ hơn 8"
H: "Lấy được thẻ ghi một số nguyên tố"
K: "Lấy được thẻ ghi một số có một chữ số"
Những biến cố ngẫu nhiên là
A. N , G , H
B, M , G , H
C. M , N , G
D. G , H , K
M: "Lấy được thẻ ghi một số có hai chữ số" (biến cố không thể)
N: "Lấy được thẻ ghi một số chẵn" (biến cố ngẫu nhiên)
G. "Lấy được thẻ ghi một số nhỏ hơn 8" (biến cố ngẫu nhiên)
H: "Lấy được thẻ ghi một số nguyên tố" (biến cố ngẫu nhiên)
K: "Lấy được thẻ ghi một số có một chữ số" (biến cố chắc chắn)
Vậy các biến cố ngẫu nhiên là N , G , H.
Đáp án đúng là A. N, G ,H
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Có một túi đựng 3 viên bi trắng, 3 viên bi đen và 3 viên bi đỏ (các viên bi có cùng kích thước). Na lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ trong túi. Xét các biến cố sau:
M: "Lấy được viên bi màu trắng"
N: "Lấy được viên bi màu đỏ"
P:"Lấy được viên bi màu đen"
Khi đó ba biến cố M, N, P là ba biến cố ?
A. chắc chắn
B. đồng khả năng
C. không thể
D. Cả A, B, C đều đúng
Vì số viên bi của mỗi màu bằng nhau (đều bằng 3) nên ba biến cố M, N, P có khả năng xảy ra như nhau.
Ta nói ba biến cố M, N, P là ba biến cố đồng khả năng
Đáp án đúng là B. đồng khả năng
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Bánh xe được gắn vào tấm bìa cứng bằng một đinh ghim ở tâm. Quay bánh xe và quan sát xem khi nó dừng thì kim màu đỏ chỉ vào ô nào (nếu kim chỉ vào đường kẻ vạch giữa hai ô thì quay lại). Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên?
A. Bánh xe dừng ở ô ghi một số nhỏ hơn 3
B. Lấy được thẻ có ghi số vừa là bội của 3 vừa là bội của 5
C. Bánh xe dừng ở ô ghi một số tự nhiên
D. Bánh xe dừng ở ô ghi một số là bội của 3
A. Bánh xe dừng ở ô ghi một số nhỏ hơn 3 (biến cố không thể vì không có số nào nhỏ hơn 3)
B. Lấy được thẻ có ghi số vừa là bội của 3 vừa là bội của 5 (biến cố ngẫu nhiên)
C. Bánh xe dừng ở ô ghi một số tự nhiên (biến cố chắc chắn vì số nào cũng là số tự nhiên)
D. Bánh xe dừng ở ô ghi một số là bội của 3 (biến cố chắc chắn vì số nào cũng là bội của 3)
Đáp án đúng là B. Lấy được thẻ có ghi số vừa là bội của 3 vừa là bội của 5
Câu 9: Chọn những đáp án đúng
Bảng dưới thống kê những môn thể thao mà một số bạn lớp 7A biết chơi. Ngoài những môn này, trong lớp không ai biết chơi môn nào khác.
|
|
|
|
|
|
|
|
Chọn ngẫu nhiên 4 bạn trong số những bạn biết chơi thể thao của lớp. Biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên trong các biến cố sau?
A. Trong 4 bạn được chọn có 2 bạn biết bơi
B. Chọn được cả 4 bạn đều biết chơi bóng rổ
C. Không có bạn nào được chọn biết chơi cầu lông
D. Trong 4 bạn được chọn có 3 bạn biết chơi bóng đá
A. Trong 4 bạn được chọn có 2 bạn biết bơi (biến cố ngẫu nhiên)
B. Chọn được cả 4 bạn đều biết chơi bóng rổ (biến cố không thể vì chỉ có 3 bạn biết chơi bóng rổ)
C. Không có bạn nào được chọn biết chơi cầu lông (biến cố chắc chắn)
D. Trong 4 bạn được chọn có 3 bạn biết chơi bóng đá (biến cố ngẫu nhiên)
Các đáp án đúng là A. Trong 4 bạn được chọn có 2 bạn biết bơi và D. Trong 4 bạn được chọn có 3 bạn biết chơi bóng đá
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Bảng dưới thống kê tháng sinh của các bạn lớp 7A.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 7A. Tìm xác suất của biến cố X:"Bạn được chọn sinh vào tháng 12".
A. \(\frac{1}{7}\)
B. \(\frac{1}{35}\)
C. \(\frac{1}{5}\)
D. \(\frac{12}{35}\)
Số học sinh của lớp 7A là: 6 + 3 + 5 + 4 + 10 + 7 = 35 (học sinh)
Số học sinh sinh vào tháng 12 là: 7 (học sinh)
Xác suất của biến cố X là: 7 : 35 = \(\frac{1}{5}\)
Đáp án đúng là C. \(\frac{1}{5} \)
C: Bài tập nâng cao
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Biến cố nào dưới đây có xác suất bằng 1?
A. Gieo được mặt có số chấm lớn hơn 6.
B. Gieo được mặt có số chấm là một số nguyên.
C. Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 2.
D. Gieo được mặt có số chấm là một số âm.
A. Gieo được mặt có số chấm lớn hơn 6. (biến cố không thể nên có xác suất bằng 0)
B. Gieo được mặt có số chấm là một số nguyên. (biến cố chắc chắn nên có xác suất bằng 1)
C. Gieo được mặt có số chấm là một số chia hết cho 2. (biến cố ngẫu nhiên nên có xác suất nhỏ hơn 1)
D. Gieo được mặt có số chấm là một số âm. (biến cố không thể nên có xác suất bằng 0)
Đáp án đúng là B. Gieo được mặt có số chấm là một số nguyên.
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối và đồng chất. Trong các biến cố dưới đây, các biến cố nào là đồng khả năng?
A:"Số chấm xuất hiện là một số chẵn"
B:"Số chấm xuất hiện là một số lớn hơn 0"
C:"Số chấm xuất hiện là một số nhỏ hơn 7"
D:"Số chấm xuất hiện là một số lẻ"
A. Hai biến cố A và B
B. Hai biến cố B và C
C. Hai biến cố B và D
D. Hai biến cố A và D
Vì có 3 mặt có số chấm là chẵn (mặt 2, 4, 6) và 3 mặt có số chấm là lẻ (mặt 1, 3, 5) nên hai biến cố
A:"Số chấm xuất hiện là một số chẵn"
D:"Số chấm xuất hiện là một số lẻ"
có khả năng xảy ra là như nhau. Ta nói hai biến cố này đồng khả năng.
Đáp án đúng là D. Hai biến cố A và D
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Mũi tên được gắn vào tấm bìa cứng như hình vẽ. Quay mũi tên và quan sát xem khi nó dừng thì mũi tên chỉ vào ô nào (nếu mũi tên chỉ vào vạch kẻ giữa 2 ô thì quay lại).
Tính xác suất của biến cố Y:"Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn".
A. 0,6
B. 0,4
C. 1
D. 0
Trên tấm bìa có tổng cộng 10 ô ghi các số từ 1 đến 4. Trong đó có 4 ô ghi số chẵn (3 ô ghi số 2 và 1 ô ghi số 4).
Do đó xác suất của biến cố Y:"Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn" là:
\(\frac{4}{10}=0,4\)
Đáp án đúng là B. 0,4
Câu 4: Chọn những đáp án đúng
Bánh xe được gắn vào tấm bìa cứng bằng một đinh ghim ở tâm. Quay bánh xe và quan sát xem khi nó dừng thì kim màu đỏ chỉ vào ô nào (nếu kim chỉ vào đường kẻ vạch giữa hai ô thì quay lại). Trong các biến cố sau, biến cố nào có xác suất bằng 1?
A. Bánh xe dừng ở ô ghi một số nhỏ hơn 3
B. Lấy được thẻ có ghi số vừa là bội của 3 vừa là bội của 5
C. Bánh xe dừng ở ô ghi một số tự nhiên
D. Bánh xe dừng ở ô ghi một số là bội của 3
A. Bánh xe dừng ở ô ghi một số nhỏ hơn 3 (đây là biến cố không thể và có xác suất bằng 0 vì các ô đều ghi số lớn hơn 3)
B. Lấy được thẻ có ghi số vừa là bội của 3 vừa là bội của 5 (đây là biến cố ngẫu nhiên, có xác suất nhỏ hơn 1)
C. Bánh xe dừng ở ô ghi một số tự nhiên (đây là biến cố chắc chắn, có xác suất bằng 1 vì các ô đều ghi số là số tự nhiên)
D. Bánh xe dừng ở ô ghi một số là bội của 3 (đây là biến cố chắc chắn, có xác suất bằng 1, vì các ô đều ghi số là bội của 3)
Các đáp án đúng là
C. Bánh xe dừng ở ô ghi một số tự nhiên
D. Bánh xe dừng ở ô ghi một số là bội của 3
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Bảng dưới thống kê tháng sinh của các bạn lớp 7A.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 7A. Tìm xác suất của biến cố X:"Bạn được chọn sinh vào mùa xuân".
A. 0,24
B. 0,36
C. 0,52
D. 0,25
Số học sinh của lớp 7A là: 6 + 3 + 5 + 4 + 10 + 8 = 36 (học sinh)
Số học sinh sinh vào mùa xuân là: 6 + 3 = 9 (học sinh)
Xác suất của biến cố X là: 9 : 36 = 0,25
Đáp án đúng là D. 0,25
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Bảng dưới thống kê tháng sinh của các bạn lớp 7A.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 7A. Tìm xác suất của biến cố X:"Bạn được chọn sinh vào mùa xuân hoặc mùa thu" (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
A. 0,25
B. 0,36
C. 0,37
D. 0,35
Số học sinh của lớp 7A là: 6 + 3 + 5 + 4 + 10 + 8 = 36 (học sinh)
Số học sinh sinh vào mùa xuân hoặc mùa thu là: 6 + 3 + 4 = 13 (học sinh)
Xác suất của biến cố X là: 13 : 36 ≈ 0,36
Đáp án đúng là B. 0,36
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Có hai lô bình sứ mới sản xuất, mỗi lô có 2 sản phẩm bị lỗi. Bình được đựng trong hộp kín. Lô thứ nhất gồm 40 chiếc, lô thứ hai gồm 42 chiếc. Nhân viên kiểm soát chất lượng lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô 1 chiếc bình. Hỏi xác suất lấy được bình bị lỗi từ lô nào là nhỏ hơn?
A. Lô thứ nhất
B. Lô thứ hai
C. Cả hai lô như nhau
D. Không thể xác định được
Vì lô thứ nhất có 40 bình và trong đó có 2 bình bị lỗi nên xác suất lấy được bình bị lỗi từ lô thứ nhất là \(\frac{2}{40}=\frac{1}{20}\)
Vì lô thứ hai có 42 bình và trong đó có 2 bình bị lỗi nên xác suất lấy được bình bị lỗi từ lô thứ hai là \(\frac{2}{42}=\frac{1}{21}\)
Vì \(\frac{1}{20}>\frac{1}{21}\) nên xác suất lấy được bình bị lỗi từ lô thứ hai là nhỏ hơn.
Đáp án đúng là B. Lô thứ hai
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Một thùng kín đựng 5 quả bóng màu vàng, 10 quả bóng màu đỏ, 15 quả bóng màu xanh (các quả bóng có cùng kích thước). An lấy ngẫu nhiên từ thùng một quả bóng. Hỏi biến cố nào dưới đây có xác suất bằng 0?
A. "An lấy được quả bóng màu vàng"
B. "An không lấy được quả bóng màu vàng"
C. "An lấy được quả bóng màu xanh"
D. "An lấy được quả bóng màu tím"
Vì trong thùng chỉ có bóng màu đỏ, màu vàng, màu xanh và không có quả bóng màu tím nên biến cố "An lấy được quả bóng màu tím" là một biến cố không thể. Do đó nó có xác suất bằng 0.
Vậy đáp án đúng là D. "An lấy được quả bóng màu tím"
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Bảng dưới thống kê tháng sinh của các bạn lớp 7A.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 7A. Tìm xác suất của biến cố X:"Bạn được chọn không sinh vào màu đông".
A. 0,51
B. 0,15
C. 0,52
D. 0,49
Số học sinh của lớp 7A là: 6 + 3 + 5 + 4 + 10 + 7 = 35 (học sinh)
Số học sinh không sinh vào mùa đông là: 6 + 3 + 5 + 4 = 18 (học sinh)
Xác suất của biến cố X là: 18 : 35 ≈ 0,51
Đáp án đúng là A. 0,51
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Có một túi đựng 3 viên bi trắng, 3 viên bi đen và 3 viên bi đỏ (các viên bi có cùng kích thước). Na lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ trong túi. Tìm xác suất của biến cố P:"Lấy được viên bi màu đen" (làm tròn kết quả đến hai chữ số thập phân).
A. 0,34
B. 0,35
C. 0,33
D. 0,32
Xét các biến cố sau:
M: "Lấy được viên bi màu trắng"
N: "Lấy được viên bi màu đỏ"
P:"Lấy được viên bi màu đen"
Vì số viên bi của mỗi màu bằng nhau (đều bằng 3) nên ba biến cố M, N, P có khả năng xảy ra như nhau.
Ta nói ba biến cố M, N, P là ba biến cố đồng khả năng.
Mặt khác mỗi lần lấy luôn xảy ra duy nhất một trong ba biến cố này nên xác suất của chúng đếu bằng \(\frac{1}{3} ≈ 0,33\)
Đáp án đúng là C. 0,33