Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc

Đoạn văn mẫu số 1: Câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

Trong những câu chuyện em được nghe kể, "Ông lão đánh cá và con cá vàng” là câu chuyện để lại cho em nhiều cảm xúc khó quên nhất. Truyện kể về một ông lão nghèo làm nghề đánh cá. Một lần, khi ra biển đánh cá, ông kéo được 

một con cá vàng. Con cá xin tha, hứa sẽ trả ơn, nhưng 

ông lại từ chối. Vợ ông lão biết chuyện, bắt ông ra biển tìm gặp cả vàng. Thật quá đáng! Vì thương vợ nên ông năm lần bảy lượt phải ra biển đòi cá vàng nào là cái máng lợn mới, cái nhà rộng, rồi biến bà vợ thành nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng. Cuối cùng, bà vợ đòi làm Long Vương để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Quả là người phụ nữ tham lam! Cá vàng thấy thế vô cùng tức giận, liền lấy lại tất cả những thứ đã cho. Trong chớp mắt, vợ chồng ông lão mất hết, quay trở về với túp lều rách nát cùng cái máng lợn sứt mẻ. Câu chuyện tuy ngắn nhưng để lại cho em rất nhiều luyến tiếc cũng như sự thương cảm đối với ông lão. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học sâu sắc về lòng tham. Em hiểu rằng cần phải biết hài lòng với cuộc sống. 

(Theo Quyền Quý)

Đoạn văn mẫu số 2: Câu chuyện “Cây tre trăm đốt

Trong các câu chuyện cổ tích bà kể, em thích nhất câu chuyện "Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện nói về một chàng trai nông thôn hiền lành tên Khoai. Anh bị vợ chồng ông phú hộ lợi dụng và nói dối rằng nếu chăm chỉ thì sẽ gả người con gái xinh đẹp cho anh. Ba năm sau, ông phú hộ lại bắt anh phải tìm 

được cây tre trăm đốt thì mới gả con gái cho. Khoai đành nghe theo lời ông phú hộ, quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Nhưng lên rừng tìm mãi vẫn chẳng thấy đâu. May mắn thay, Bụt hiện lên giúp anh tìm được cây tre trăm đốt và khiến phú ông phải khiếp sợ khi ông ta muốn nuốt lời. Câu chuyện đã chạm đến trái 

fim em. Khi bụt hiện lên giúp Khoai đòi lại công bằng, em không khỏi vỡ òa hạnh phúc. Sự trung thực và lòng kiên trì đã giúp anh vượt qua mọi thử thách. Câu chuyện đã đem đến cho em những ấn tượng khó quên. 

(Theo Thu Giang) 

Đoạn văn mẫu số 3: Câu chuyện “Con cừu đen kêu be be”

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ấn tượng với một câu chuyện riêng, Đối với em, "Con cừu đen kêu be be” là câu chuyện để lại cho em nhiều bởi học nhất. Câu chuyện kể về một con cừu đen tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm. Thế rồi, một năm nọ, cừu nhận thấy dường như không ai còn muốn mua lông của nó nữa. Nhưng vì không muốn lãng phí, nó quyết tâm bán hết bằng được. Cuối cùng, những cố gắng của nó cũng được đền đáp. Hình ảnh con cừu, với lòng kiên trì và quyết tâm không bỏ cuộc, khiến em vô cùng cảm động. Dù biết rằng lông của mình không còn được ưa chuộng, nhưng nó vẫn cố gắng mang ra chợ bán mỗi ngày, không hề nản lòng. Khoảnh khắc cừu đen hạnh phúc vì cuối cùng cũng tìm được người mua khiến em cũng thấy ấm lòng. Đó không chỉ là sự đền đáp cho những nỗ lực của cừu, mà còn là minh chứng cho việc chỉ cần kiên trì và giữ vững niềm tin, những điều tốt đẹp sẽ đến. Nhờ có chú cừu đen, em đã rút ra cho mình được một bài học quý giá. 

(Theo Thư Linh) 

Đoạn văn mẫu số 4: Bài thơ “Tuổi Ngựa” 

Em vô cùng ấn tượng với bài thơ "Tuổi ngựa” của tác giả Xuân Quỳnh. Người con trong bài tưởng tượng mình là chú ngựa, khám phá mọi miền đất nước. Qua từng khổ thơ, em xúc động khi thấy được sự trưởng thành của người con. Từ một đứa trẻ ngây thơ đến một người lớn khát khao khám phá thế giới. Nhưng dù có đi xa đến đâu, tình cảm mà người con dành cho mẹ vẫn luôn hiện hữu. Bài thơ đã chạm đến trái tim em với những hình ảnh sống động và cảm xúc chân thành. 

(Theo Uyển Ly) 

Đoạn văn mẫu số 5: Bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm”

Em rất thích bài "Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà. Bài thơ miêu tả chân thực về một lớp học khiếm thính. Mỗi hình ảnh trong bài thơ đều thể hiện được sự khao khát tri thức của các em học sinh và sự yêu thương, cống hiến hết mình của cô giáo. Đọc từng dòng thơ, em phải nghẹn ngào vì thương cả cô và trò. Tuy khó khăn trong giao tiếp, nhưng tất cả đều cố gắng vì một tương lai tốt đẹp hơn. Bài thơ khiến em xúc động, thêm trân trọng và biết ơn những gì em đã có. 

(Theo Linh Anh) 

Đoạn văn mẫu số 6: Bài thơ “Mầm non” 

Xuân đến, cây cối đâm chồi, em lại nhớ đến bài thơ "Mầm non” của tác giả Võ Quảng. Mầm non nép mình dưới cành bàng làm em liên tưởng đến khởi đầu mới mẻ và hi vọng. Em cũng giống như mầm non, trải qua từng khoảnh khắc, chờ cơ hội để bừng nở. Câu thơ miêu tả sự im ắng và tĩnh lặng trước khi mùa xuân đến khiến em cảm thấy háo hức. Tiếng chim hót vang lên, mùa xuân tới, hình ảnh mầm non bật dậy, khoác lên mình chiếc áo xanh biếc, làm em cảm thấy tràn đầy năng lượng. "Mầm non” sẽ luôn là bài thơ yêu thích của em. 

(Theo Thu Giang) 

Đoạn văn mẫu số 7: Bài thơ “Trước cổng trời” 

Nếu ai hỏi về bài thơ yêu thích nhất của em, em sẽ trả lời là bài " Trước cổng trời”. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống bình dị của người dân miền núi. Đọc bài thơ, em như được lạc vào núi rừng hoang sơ nhưng tràn đầy sức sống. Những màu sắc của cỏ hoa cùng với âm thanh của con thác, mang lại cảm giác tươi mới. Hình ảnh người Tày, người Giáy, người Dao đi gặt lúa, tìm măng, hái nấm, vạt áo chàm thấp thoáng giữa ánh nắng chiều gợi cho em cảm giác ấm áp và gần gũi. Bây giờ, mỗi khi đọc lại bài thơ em lại có nhiều cảm xúc bồi hồi. 

(Theo Mai Nhung) 

Đoạn văn mẫu số 8: Lễ hội Đền Hùng 

Lễ hội Đền Hùng là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất của quê hương em. Cứ đến tháng Ba Âm lịch hằng năm, em lại háo hức chờ đến lễ hội. Khi tham gia lễ hội, em cảm nhận được rõ bầu không khí tưng bừng, nhộn nhịp ở đây. Những chiếc áo dài truyền thống, những bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu tạo nên một bức tranh vô cùng sống động. Tiếng trống, tiếng nhạc hòa quyện cùng tiếng cười nói rộn ràng, khiến lòng em cũng dâng trào cảm xúc. Điều em thích nhất trong lễ hội là các trò chơi dân gian như kéo co, đua thuyền hay đấu vật,... Người tham gia vừa được vui chơi vừa được học hỏi thêm về lịch sử, văn hóa của dân tộc. Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để mỗi người, mỗi thế hệ gắn bó với nguồn cội. Tình yêu quê hương, đất nước trong em càng thêm mãnh liệt khi được tham gia vào những hoạt động ý nghĩa như thế này. Em rất tự hào về những nét đẹp văn hóa của quê hương em. 

(Theo Quyền Quý) 

Đoạn văn mẫu số 9: Lễ hội chùa Thầy 

Lễ hội chùa Thầy quê em là một dịp đặc biệt mà em luôn mong chờ mỗi | năm. Khi mùa xuân về, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, từ những con đường | nhỏ đến các ngôi nhà, ai ai cũng háo hức chuẩn bị cho ngày hội lớn. Vào | ngày hội, chùa Thầy trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người dân từ khắp nơi đổ về chơi hội. Em thích nhất là được cùng gia đình đi dạo quanh | chùa, ngắm nhìn những gian hàng bày bán đồ lưu niệm và chơi các trò chơi dân gian. Điểm nhấn của lễ hội là nghi lễ rước kiệu và dâng hương, thể hiện | lòng thành kính của người dân đối với các bậc tiền nhân. Những lời cầu nguyện cho sức khỏe, bình an và hạnh phúc khiến lòng em trở nên thanh tịnh. Lễ hội " chùa Thầy không chỉ là dịp để mọi người vui chơi hay là dịp để bảo tồn, tôn vinh và phát huy các nét đẹp văn hóa mà còn là dịp để mọi người gắn kết tình cảm gia đình và cộng đồng. Em yêu lễ hội chùa Thầy, yêu quê hương em. 

(Theo Uyển Ly) 

Đoạn văn mẫu số 10: Hoạt động trại hè 

Trại hè năm nay do trường em tổ chức đã để lại trong em những kỉ niệm thật ý nghĩa. Khi vừa đặt chân đến khu trại, không khí trong lành cùng tiếng chim hót rộn ràng khiến em cảm thấy rất phấn chấn. Những chiếc lều đầy màu sắc được dựng lên trông thật sặc sỡ. Những hoạt động tập thể như cắm trại, đốt lửa trại đã gắn kết chúng em lại với nhau. Em thích nhất trò chơi "Rồng rắn lên mây”. Mọi người cùng nhau chạy nhảy, đuổi bắt, tạo nên những khoảnh khắc vui vẻ và đầy năng lượng. Em còn nhớ như in niềm vui khi lớp em giành chiến thắng. Đặc biệt, khi tham gia hoạt động nấu ăn, chúng em đã cùng nhau chuẩn bị một bữa tối đơn giản nhưng ấm áp. Những tiếng cười, những câu chuyện vui vẻ bên bếp lửa đã xua tan khoảng cách giữa các bạn trong lớp. Trại hè không chỉ mang lại cho em niềm vui, mà còn giúp em hiểu hơn về giá trị của tình bạn và sự đoàn kết. Buổi trại hè đã trở thành một dấu ấn đẹp trong tuổi học trò của em. 

(Theo Linh Anh) 

Đoạn văn mẫu số 11: Hoạt động Tết Trung thu ở trường

 Tết Trung thu ở trường năm ngoài là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Không khí vui tươi, rộn ràng tràn ngập khắp sân trưởng. Những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, kích thước được treo lên cao, lung linh như những vì sao trên bầu trời đêm. Mỗi lớp đều chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc, từ múa lân đến hát ca. Khi tiếng trống múa lân vang lên, em cảm nhận được sự phấn khích lan tỏa khắp cơ thể. Đoàn lớn xuất hiện, những tiếng vỗ tay và tiếng cười của mọi người vang lên không ngớt. Em cùng các bạn hò reo, nhảy | múa. Những khoảnh khắc ấy thật quý giá. Đến giờ phá cỗ, những chiếc bánh trung thu được bày biện đẹp mắt trên bàn. Mọi người cùng nhau ăn bánh, nói chuyện vui vẻ. Tết Trung Thu không chỉ là dịp để vui chơi, mà còn là dịp để chúng em gắn kết hơn. Em cảm thấy rất may mắn khi được trải , nghiệm những điều tuyệt vời này cùng mọi người. 

(Theo Thư Linh) 

Đoạn văn mẫu 12: Hoạt động gói bánh chưng ngày Tết 

Mỗi khi Tết đến, một trong những hoạt động mà em luôn háo hức, chờ đợi là gói bánh chưng. Những ngày cuối năm, không khí trong nhà trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Cả nhà cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, lá dong,... Mọi người đều có nhiệm vụ riêng: bố vo gạo, mẹ đãi đậu, bà cắt lá. Rồi mỗi người một tay, cùng nhau tạo nên những chiếc bánh vuông vức, đẹp đẽ. Những câu chuyện vui, tiếng cười rộn rã vang lên làm cho không khí trở nên ấm cúng. Em thích nhất là khoảnh khắc chiếc bánh được gói xong, cả nhà cùng nhau ngắm nhìn thành quả. Bánh được luộc chín, hương thơm từ lá dong và nếp tỏa ra làm cho lòng em xốn xang. Những chiếc bánh chưng không chỉ đơn thuần là món ăn, mà còn là biểu tượng của sự đoàn viên, của truyền thống văn hóa dân tộc. Đối với em, mỗi chiếc bánh đều là một câu chuyện, là tâm huyết, là tình yêu thương mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Em rất thích * hoạt động gói bánh chưng ngày Tết này. 

(Theo Hồng Mai) 

 

Đoạn văn mẫu 13: Lễ hội quê hương

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nội lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền. 

Đoạn văn mẫu 14: Hoạt động ngoại khóa của trường

Trường em tổ chức một hoạt động ngoại khóa hấp dẫn trong một buổi chào cờ tuần trước, các chú công an về trường hướng dẫn chúng em cách sơ cứu người khi bị đuối nước. Hoạt động này làm các bạn học sinh toàn trường háo hức, hưởng ứng rất nhiệt tình với những câu hỏi được đưa ra. Những lúc chú công an lây tay nén vào ngực, hô hấp nhân tạo với búp bê, chúng em chăm chú theo dõi. Đó là các bước cơ bản để giúp một người đuối nước có thể đẩy nước ra ngoài, lấy lại sự thở được. Sau đó có ba bạn học sinh may mắn được trực tiếp thử nghiệm cho toàn trường xem. Các bạn hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn thực hành được dưới sự hướng dẫn của người làm. Qua hoạt động ngoại khoá này, chúng em đã biết thêm một kĩ năng quan trọng để giúp tránh đuối nước, cấp cứu người khác khỏi thời gian nguy hiểm. Hi vọng chúng em sẽ được theo dõi thêm nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích hơn nữa. 

Đoạn văn mẫu 15: Gói bánh chưng, bánh tét ngày tết

Gói bánh chưng là hoạt động truyền thống hàng năm mà gia đình em đều thực hiện. Cả gia đình quây quần lại về nhà ông bà ngoại, gói bánh vào những ngày 27, 28 âm lịch. Gói bánh chưng giữa những ngày cận Tết, quây quần cùng mọi người ở nhà làm em thấy háo hức và vui lắm. Mỗi người một việc, ông thì chẻ lạt; bà thì lau lá, cắt lá; bố và mẹ, cậu mợ cùng nhau đổ khuôn gói bánh; em và mấy đứa nhỏ cùng nhau háo hức theo dõi, xếp bánh gọn gàng một chỗ. Mọi người trò chuyện, kể biết bao nhiêu chuyện hàng ngày rồi cùng vui, cùng ca cho quên đi thời gian gói bánh. Phải mất tới cả buổi sáng, mọi người mới có thể gói hết 50 cái bánh chưng. Thật là một con số ấn tượng. Công đoạn còn lại chỉ còn chờ nấu bánh và trông bánh, vớt bánh nữa thôi! Gói bánh chưng thể hiện tiếp nối truyền thống, văn hoá cổ truyền của dân tộc, không quên phong tục, văn hoá của nước mình. Em sẽ tiếp tục noi gương, cùng gìn giữ văn hoá đẹp của dân tộc như gia đình mình. 

Đoạn văn mẫu 16: Góp phần bảo vệ môi trường

Mỗi sáng thức dậy, nhìn thấy hàng cây xanh mát bên cạnh nhà mình, em không khỏi cảm thấy tự hào về việc làm đã tham gia - dự án trồng cây xanh cộng đồng. Dự án này không chỉ là hành động nhỏ bé góp phần làm đẹp thêm bộ mặt đỗ thị mà còn là việc làm thiết thực bảo vệ môi trường, giúp cải thiện chất lượng không khí, tạo không gian xanh cho mọi người. Em rất vui khi thấy môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn, và tự hào vì đã góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ Trái Đất. Em cũng luôn nhắc nhở bản thân và mọi người xung quanh luôn ý thức về việc bảo vệ môi trường, để Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta - luôn xanh, sạch, đẹp. 

Đoạn văn mẫu 17: Một câu chuyện đã đọc, đã nghe

Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện “Thạch Sanh”. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi có những tài năng phi thường chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch 

Sanh trong lòng em. 

Đoạn văn mẫu 18: Câu chuyện về quê hương, đất nước

Truyện "Núi Quê Tôi" của Lê Phương Liên mô tả một cảnh sắc thiên nhiên yên bình và đẹp đẽ của núi quê tác giả. Qua lời kể, ta có thể hình dung về bóng dáng của ngọn núi xanh thẫm hiện lên giữa nền trời mây trắng, với những đặc trưng thay đổi theo mùa, từ mây trắng bay như tấm khăn mỏng vào cuối thu đến hình ảnh núi xanh mướt dưới ánh chớp của cơn dông mùa hè. Cảnh vật núi quê được miêu tả sinh động với màu sắc đa dạng của lá cây, những vườn chè, vườn sắn bao quanh, và tiếng nước chảy trong vắt từ khe nhỏ. Hơn nữa, thông qua cảm nhận của nhân vật, truyện còn truyền đạt tình cảm sâu đậm và niềm tự hào về quê hương, nơi gắn bó với bản thân tác giả từ nhỏ. Mỗi chi tiết như gợi nhớ và tôn vinh vẻ đẹp, sự yên bình và giàu giá trị tinh thần của quê hương trong mắt những người con xa xứ.

Đoạn văn mẫu 19: Bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ

Em vô cùng ấn tượng với bài thơ "Tuổi ngựa” của tác giả Xuân Quỳnh. Người con trong bài tưởng tượng mình là chú ngựa, khám phá mọi miền đất nước. Qua từng khổ thơ, em xúc động khi thấy được sự trưởng thành của người con. Từ một đứa trẻ ngây thơ đến một người lớn khát khao khám phá thế giới. Nhưng dù có đi xa đến đâu, tình cảm mà người con dành cho mẹ vẫn luôn hiện hữu. Bài thơ đã chạm đến trái tim em với những hình ảnh sống động và cảm xúc chân thành. 

Đoạn văn mẫu 20: Bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ

Em rất thích bài "Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà. Bài thơ miêu tả chân thực về một lớp học khiếm thính. Mỗi hình ảnh trong bài thơ đều thể hiện được sự khao khát tri thức của các em học sinh và sự yêu thương, cống hiến hết mình của cô giáo. Đọc từng dòng thơ, em phải nghẹn ngào vì thương cả cô và trò. Tuy khó khăn trong giao tiếp, nhưng tất cả đều cố gắng vì một tương lai tốt đẹp hơn. Bài thơ khiến em xúc động, thêm trân trọng và biết ơn những gì em đang có. 

Đoạn văn mẫu 21: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên

Nếu ai hỏi về bài thơ yêu thích nhất của em, em sẽ trả lời là bài "Trước cổng trời”. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống bình dị của người dân miền núi. Đọc bài thơ, em như được lạc vào núi rừng hoang sơ nhưng tràn đầy sức sống. Những màu sắc của cỏ hoa cùng với âm thanh của con thác, mang lại cảm giác tươi mới. Hình ảnh người Tày, người Giáy, người Dao đi gặt lúa, tìm măng, hái nấm, vạt áo chàm thấp thoáng giữa ánh nắng chiều gợi cho em cảm giác ấm áp và gần gũi. Bây giờ, mỗi khi đọc lại bài thơ em lại có nhiều cảm xúc bồi hồi. 

Đoạn văn mẫu 22: Bài thơ mà em thích

Bài thơ “Con là...” của Y Phương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người cha dành cho đứa con của mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Con là” để nhấn mạnh vai trò của con đối với cha trong cuộc sống. Khi con là “nỗi buồn”, dù có to lớn bằng “trời” thì nhờ có con thì mọi nỗi buồn cũng sẽ được lấp đầy. Khi con là niềm vui, dù chỉ nhỏ bé như “hạt vừng” thì niềm vui ấy lúc nào cũng hiện hữu trong ngôi nhà ấm áp. Đó là những niềm vui bất tận và vĩnh cửu của cha. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết cha và mẹ. Trong cuộc sống có nhiều sóng gió, nhưng nhờ có con mà cha và mẹ sẽ luôn ở bên nhau, cùng nhau bảo vệ và che chở con. Có thể thấy rằng, đối với người cha, con là những điều vừa to lớn, vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa thật lớn lao. Với giọng thơ chân thành và tha thiết, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Lời nhắn nhủ yêu thương cũng chính là bài học đầu đời để con khắc ghi, trân trọng tình cảm gia đình.