Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội

Bài tập Cơ bản: 

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất

Đường tròn ngoại tiếp đa giác là đường tròn:

A. Tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác đó.

B. Đi qua tất cả các đỉnh của đa giác đó.

C. Cắt tất cả các cạnh của đa giác đó.

D. Đi qua tâm của đa giác đó.

 

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

Tâm đường tròn nội tiếp của một tam giác là giao của các đường:

A. Trung trực.

B. Phân giác trong.

C. Phân giác ngoài.

D. Trung tuyến.

 

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất

Số đường tròn nội tiếp của một đa giác đều là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất

Có bao nhiêu tam giác nội tiếp đường tròn tâm O trong hình dưới đây?

B A C D M O H

A. 2.
B. 0.
C. 1.
D. 4.
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Cho ΔABC có AB = 15cm, AC = 25 cm, BC = 20 cm. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
A. 10 cm.
B. 7,5 cm.
C. 12,5 cm.
D. 15 cm.
 

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất

Đường tròn nội tiếp tam giác 

A. tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác.

B. tiếp xúc với 3 đỉnh của tam giác.

C. tiếp xúc với 3 đường cao của tam giác.

D. tiếp xúc với 3 đường phân giác của tam giác.

 

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất

Cho tam giác ABC đều, ba đường trung tuyến AM, BN, CP cắt nhau tại O. Khi đó O là:

A. Tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC

B. Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

C. A, B đều sai.

D. A, B đều đúng.

 

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất

Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của 

A. ba đường phân giác trong.

B. ba đường phân giác ngoài.

C. ba đường trung tuyến.

D. ba đường trung trực.

 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Tam giác ABC đều cạnh 12 cm có bán kinh đường tròn ngoại tiếp tam giác là
A. 33 cm
B. 43 cm
C. 53 cm
D. 63 cm
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Tam giác ABC đều cạnh 12 cm có bán kinh đường tròn nội tiếp tam giác là
A. 43 cm
B. 33 cm
C. 23 cm
D. 3 cm
 
 
 

Hiển thị phần đáp án

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất

Đáp án đúng là: B. Đi qua tất cả các đỉnh của đa giác đó.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. Đi qua tất cả các đỉnh của đa giác đó.

Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

Đáp án đúng là: B. Phân giác trong.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. Phân giác trong.

Đường tròn nội tiếp tam giác có tâm là giao 3 đường phân giác trong.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất

Đáp án đúng là: B. 1

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 1.

Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 4.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 4.

Có 4 tam giác nội tiếp đường tròn tâm O trong hình là: ΔABD, ΔABC, ΔACD, ΔBCD.

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 12,5 cm.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 12,5 cm.

Ta có: AC² = 25² = 625.

          AB² + BC² = 15² + 20² = 625.

suy ra AC² = AB² + BC² nên ΔABC vuông tại B.

Vậy đường tròn ngoại tiếp ΔABC có bán kính R = 
AC2=252=12,5
 (cm).

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác.

Đường tròn nội tiếp tam giác tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất

Đáp án đúng là: D. A, B đều đúng.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. A, B đều đúng.

Do tam giác ABC đều, ba đường trung tuyến AM, BN, CP cắt nhau tại O nên O là giao điểm ba đường phân giác, đồng thời là giao điểm ba đường trung trực.
Khi đó O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, đồng thời là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất

Đáp án đúng là: D. ba đường trung trực.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. ba đường trung trực.

Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của ba đường trung trực.

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 43 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 43 cm.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh 12 cm có bán kính bằng12.33=43 cm.

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 23 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 23 cm.

Đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh 12 cm có bán kính bằng 12.36=23 cm.

Bài tập Trung bình: 

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
 
Cho ΔABC nội tiếp đường tròn tâm O. Biết AOC^=1300, khi đó số đo của ABC^ bằng:
A. 70°.
B. 60°.
C. 65°.
D. 55°.
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Cho ΔABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) đường kính BD. Biết BAC^=45o. Số đo của CBD^ bằng:
A. 45°.
B. 40°.
C. 50°.
D. 35°.
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Cho ΔABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O), đường trung tuyến AM. Lấy điểm D trên cung BC không chứa A sao cho BAD^=CAM^. Khi đó góc ADB bằng:
A. DAC^.
B. CDM^.
C. MAD^.
D. DBC^.
 
 
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC vuông tại A, biết AB = 5cm, AC = 12cm.
A. 6 cm.
B. 13 cm.
C. 7 cm.
D. 6,5 cm.
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Cho ΔABC vuông tại B có C^=60o, BC = 3 cm và O là trung điểm cạnh AC. Bán kính đường tròn ngoại tiếp của ΔABC là:
A. 6 cm.
B. 3 cm.
C. 1,5 cm.
D. 33 cm.
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm, AC = 4cm. Xác định bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
A. 3,5 cm
B. 5 cm
C. 7 cm
D. 2,5 cm
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC với các tiếp điểm trên các cạnh AB, AC lần lượt là E, F. Khi đó EIF^+BAC^ bằng:
A. 120°
B. 110°
C. 180°
D. 150°
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi P, Q, R lần lượt là giao điểm của các tia phân giác trong góc A, B, C với đường tròn. Giả sử S = AP ∩ RQ. Khi đó ASQ^ bằng
A. 30°
B. 45°
C. 60°
D. 90°
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác mà độ dài ba cạnh 5 cm,
12 cm,13 cm là 
A. 5,5 cm
B. 6,5 cm
C. 7 cm
D. 6 cm
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Chu vi của tam giác đều nội tiếp đường tròn (O; R) là
A. 32R
B. 23R
C. 3R
D. 33R
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 65°.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 65°.

ΔABC nội tiếp đường tròn tâm O nên ABC^ là góc nội tiếp chắn cung AC của đường tròn (O).

Mà AOC^ là góc ở tâm chắn cung AC nên ABC^=12AOC^=12.130o=65o.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 45°.

Ta có: BDC^=BAC^=45o (2 góc nội tiếp cùng chắn cung BC).

Lại có: BCD^=90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

Suy ra CBD^=180oBDC^BCD^=45o (định lí tổng 3 góc trong ΔBCD).

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. CDM^.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. CDM^.

Vì A1^=A2^ nên BAM^=DAC^.

Xét ΔABM và ΔADC có: BAM^=DAC^ (cmt); ABM^=ADC^ (2 góc nội tiếp cùng chắn cung AC).

Suy ra ΔABM  ΔADC (g.g).

Suy ra ABAD=BMCD=CMCD (vì BM = CM).

Xét ΔABD và ΔCMD có: ABAD=CMCD(cmt), A1^=C1^ (2 góc nội tiếp cùng chắn cung BD).

Suy ra ΔABD  ΔCMD (g.c.g) suy ra ADB^=CDM^ (2 góc tương ứng).

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 6,5 cm.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 6,5 cm.

A B C

ΔABC vuông tại A nên theo định lí Pythagore, ta có: 

BC² = AB² + AC² = 5² + 12² = 169 suy ra BC = 13 (cm).

Vậy bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC vuông tại A là: 


R=BC2=132=6,5
 (cm).

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 3 cm.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 3 cm.

C B A 3 cm 60 o

Ta có: cosC=BCAC suy ra 
AC=BCcosC=3cos60o=6
 (cm).

Bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC vuông tại B là R = 
AC2=3(cm)
.

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 2,5 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 2,5 cm.

A B O C 3 cm 4 cm

Áp dụng định lí Pythagore có BC=AB2+AC2=32+42=5.

Gọi O là trung điểm cạnh BC.

Khi đó đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A có tâm là O và có bán kính là
OB = BC : 2 = 2,5 cm.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 180°

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 180°.

Ta có E, F lần lượt là hai tiếp điểm trên các cạnh AB, AC (gt) suy ra AEI^=AFI^=900.

Xét tứ giác AEIF có AEI^+AFI^=1800.

Suy ra EIF^+BAC^=3600(AEI^+AFI^)=36001800=1800.

A B E F D I C

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 90°

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 90°.

A R S O B P Q C

Ta có tia phân giác AP chia đôi cung BC thành hai cung bằng nhau, hay 
sđ BP = sđ CP = 12sđ BC.

Tương tự ta có sđ AQ = sđ CQ = 12sđ AC ; sđ AR = sđ BR = 12sđ AB.

Khi đó theo tính chất của góc có đỉnh bên trong ta có 

ASQ^ = 12(sđ PR + sđ AQ)

=  12(sđ BR + sđ BP + sđ AQ)

12(12 sđ AB + 12 sđ BC + 12 sđ AC ) 

12.12.3600 = 900.

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 6,5 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 6,5 cm.

Vì 13² = 5² + 12² nên theo định lí Pythagore đảo, tam giác đó là tam giác vuông.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác đó có tâm là trung điểm cạnh huyền và có bán kinh bằng nửa cạnh huyền và bằng 13 : 2 = 6,5 cm.

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 33R

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 33R.

A B C O H

Giả sử tam giác ABC đều nội tiếp đường tròn (O; R).
Ta có công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều là: R=a33 (với a là cạnh tam giác).

Suy ra a=R:33=R3.

Như vậy chu vi tam giác đều ABC là: C=3a=33R.

Bài tập Nâng cao:

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC với các tiếp điểm trên cạnh AB, AC, BC lần lượt là E, F, D. Chọn đáp án đúng.
A. AE = AB + AC – BC
B. 2AE = AB + AC – BC
C. 3AE = AB + AC – BC
D. 4AE = AB + AC – BC
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Xác định bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng a.
A. a23
B. a33
C. a32
D. a36
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có bán kính 1 dm, B^=450 ; C^=150. Diện tích tam giác ABC bằng:
A. 334 dm²
B. 234 dm²
C. 232 dm²
D. 332 dm²
 
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc cạnh BC tại D. Câu nào đúng?
A. SABC=BD.DC2
B. SABC=BD.DC
C. SABC=BD.BC
D. SABC=BD.BC2
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Ba vị trí A, B, C ở một công viên là ba đỉnh của một tam giác đều cạnh 18 m. Người ta cần chọn vị trí O cách đều ba vị trí A, B, C để làm một cột đèn. Tính khoảng cách từ vị trí O đến mỗi vị trí A, B, C.
A. 53 m
B. 63 m
C. 73 m
D. 83 m
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Trong một khu vui chơi có dạng hình tam giác đều với cạnh bằng 80m, người ta muốn tìm một vị trí đặt bộ phát sóng wifi sao cho ở chỗ nào trong khu vui chơi đó đều có thể bắt được sóng. Biết rằng bộ phát sóng đó có tầm phát sóng tối đa là 60m. Hỏi rằng có thể tìm được vị trí để đặt bộ phát sóng như vậy không?
A. Tìm được.
B. Không tìm được.
C. Không xác định được.
D. Đáp án khác.
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) đường kính AD = 2R. Gọi M là trung điểm của cạnh BC và H là trực tâm của ΔABC. Khi đó:
A. AC2+BH2=2R2.
B. AC2+BH2=4R2.
C. AC2+BH2=3R2.
D. AC2+BH2=32R2.
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Cho ΔABC vuông tại A có AB = 9 cm, AC = 12 cm. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp, G là trọng tâm của tam giác. Độ dài IG bằng:
A. 1 cm.
B. 1,5 cm.
C. 2 cm.
D. 2,5 cm.
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC có diện tích S và ngoại tiếp đường tròn (I; r). Khi đó:
A.
S=12r(BC+CA+AB)
.
B.
S=13r(BC+CA+AB)
.
C.
S=12r(BC+CAAB)
.
D.
S=13r(BC+CAAB)
.
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC có AB > AC, A^>90o; trung tuyến AM . Các đường tròn nội tiếp tam giác ABM và tam giác ACM tiếp xúc với AM lần lượt tại E và F. Chọn khẳng định đúng:
A. ME=MA+MB+AB2.
B. ME=MAMC+AC2.
C. EF=ABAC2.
D. EF=AC+AB2.
 
 
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 2AE = AB + AC – BC

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 2AE = AB + AC – BC.

Vì AB, AC, BC là các tiếp tuyến của đường tròn (I) nên ta có: AE = AF; CF = CD ; BD = BE.

Suy ra 2AE = AE + AF = AB – BE + AC – FC = AB + AC – (BE + FC) = AB + AC – (BD + DC) = AB + AC – BC.

Vậy 2AE = AB + AC – BC.

A B E F D I C

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. a36

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. a36.

Ta có tam giác ABC đều.
Gọi O là trực tâm của tam giác đồng thời là giao điểm ba đường phân giác trong.
Vậy O là tâm của đường tròn nội tiếp tam giác đều ABC.
Ta có 
BAH^=CAH^=600:2=300
.

Xét tam giác AHB vuông tại H có cạnh huyền AB = a, BAH^=300.
Theo định lý về hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:


AH=AB.cosBAH^=a.cos300=a32
.

Mặt khác tam giác ABC đều nên trực tâm O cũng là trọng tâm, suy ra 
OH=13AH=13.a32=a36
.

Vậy bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh a bằng a36.

A B C H F E O

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 334 dm².

15 o 2

B^=450 nên AOC^=900 suy ra AC=OC2=2 (dm).

Kẻ OM  BC. BCO^=ACO^ACB^=450150=300.

Khi đó MC=OC.cos300=32 (dm) hay BC=3 (dm).

Kẻ AH  BC. Đặt HC = x ; HB = y với điều kiện x > y. Ta có x+y=3  (1).

Ta có HC2+HB2=HC2+HA2=AC2=2 nên x2+y2=2  (2).

Từ (1) và (2) suy ra 

2xy=(x+y)2(x2+y2)=32=1  hay 2xy=1  (3).

Từ (2) và (3) suy ra (xy)2=x2+y22xy=21=1 hay 
xy=1
 (4) (vì x > y).

Từ (1) và (4) suy ra y = 312 (dm).

Vậy SABC=12.BC.AH=12.3.312=334 (dm²).

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. SABC=BD.DC

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. SABC=BD.DC.

Đặt BC = a, AC = b, AB = c. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC (I là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác ABC).

Gọi E, F là các điểm tiếp xúc của I với AC, AB.

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: BD = BF, CD = CE, AE = AF.

Mặt khác, ta lại có: 

BD+BF=AB+BC(AF+CD)

2BD=AB+BC(AE+CE)

2BD=AB+BCAC

2BD=c+ab


BD=a+cb2=a(bc)2
.

Tương tự ta có DC=a+(bc)2.

Do đó BD.DC=a(bc)2.a+(bc)2=a2(bc)24=[a2(b2+c2)]+2bc4

=2bc4=bc2=SABC (vì a2=b2+c2).

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 63 m

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 63 m.

A B C O H

Gọi O là vị trí cách đều ba vị trí A, B, C nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC (giao điểm của ba đường trung trực).
Do tam giác ABC đều (gt) nên O đồng thời là trực tâm và trọng tâm của tam giác hay AH là đường cao của tam giác ABC đều cạnh 18 m.
Suy raAH=18.sin600=18.32=93 (m).

Vì AH đồng thời là trung tuyến của tam giác ABC có trọng tâm O nên OA=23AH=23.93=63 (m).

Vậy khoảng cách từ vị trí O đến mỗi vị trí A, B, C là 63 (m).

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. Tìm được.

Giả sử khu vui chơi có dạng là ΔABC đều cạnh 80 m.

A B C O H

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC đều thì O là trọng tâm ΔABC.

Bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC đều cạnh 80 m là R =
33.80
 ≈ 46,19 (m) < 60 m.

Vậy có thể đặt bộ phát sóng tại điểm O.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. AC2+BH2=4R2.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. AC2+BH2=4R2.

A B C O H M D

Xét ΔABD, ta có: OB = OA = OD (= R) hay OB = 12AD.

Suy ra ΔABD vuông tại B hay DB  AB (đpcm)

Chứng minh tương tự ta có CD  AC.

Ta có BH // DC (cùng vuông góc với AC)

Tương tự CH // BD (cùng vuông góc với AB).

Tứ giác BHCD là hình bình hành (vì có các cạnh đối song song).

Ta có ΔACD vuông tại C (chứng minh trên) nên AC2+CD2=AD2 (định lí Pythagore).

Mà DC = BH (tính chất hình bình hành).

Suy ra AC2+BH2=AD2=4R2.

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 1 cm.

Gọi D, E, F là tiếp điểm của đường tròn (I) với AB.

Khi đó AB, AC là tiếp tuyến của (I) suy ra IDA^=DAF^=AFI^=90o, ID = [removed]cùng bằng bán kính của đường tròn (I)).

Do đó tứ giác IDAF là hình vuông.

ΔABC vuông tại A, theo định lý Pytago ta có: BC=AB2+AC2=15(cm).

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: AD = AF, BD = BE, CE = CF.

Do đó 2AD + 2BE + 2CE = AB + AC + BC = 9 + 12 + 15 = 36 (cm).

suy ra 2AD + 2BC = 36 hay AD = 3 cm suy ra BD = 6 cm; DI = 3 cm.

Gọi N = BI ∩ AC, ta có: BIBN=BDBA=69=23=BGBM suy ra IG // NM và IG = 23NM.

Tứ giác IDAF là hình vuông, có: BDBA=DIAN=23 suy ra AN=BA.DIBD=4,5 (cm).

Mà M là trung điểm của AC nên AM = 6 cm.

Do đó NM = AM – AN = 6 – 4,5 = 1,5 (cm) suy ra IG = 1 (cm).

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 
S=12r(BC+CA+AB)
.

Gọi D, E, F lần lượt là các tiếp điểm của đường tròn nội tiếp (I; r) với các cạnh AB, AC và BC của tam giác ABC.

Ta có: 
S=SAIB+SAIC+SBIC=12ID.AB+12IE.AC+12IF.BC

Mà ID = IE = IF = r suy ra 
S=12r(BC+CA+AB)
 (đpcm).

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. ME=ABAC2.

Gọi G, H là tiếp điểm của BM, BA với (O1) (đường tròn nội tiếp tam giác ABM)

Vì MG, ME là hai tiếp tuyến của (O1) nên MG = ME.

Tương tự ta có: AH = AE, BH = BG.

Ta có: ME = MA – AE = MA – AH;   ME = MG = MB – BG = MB – BH.

Do đó 2ME = ME + MG = MA + MB – (AH + BH) = MA + MB – AB.

Hay ME=MA+MBAB2

Tương tự ta có MF=MA+MCAC2

Suy ra EF=MFME= MA+MCAC2MA+MBAB2=ABAC2.

A B C H G M F E O 2 1 O