Giải bài toán bằng cách lập phương trình

 

A: Bài tập cơ bản

Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Tổng hai số là 20. Nếu gọi số thứ nhất là x thì số thứ hai là: …..

Hiển thị phần đáp án

Vì tổng hai số là 20 nên số thứ hai là 20−x

Vậy biểu thức cần điền vào ô trống là 20−x


 

 

Câu 2: Chọn những đáp án đúng

Hai xe ô tô cùng đi từ A đến B. Biết xe thứ nhất đi nhanh hơn xe thứ hai là 5km/h. Vận tốc xe thứ nhất và xe thứ hai lần lượt là:

A. x và x+5

B. x và x−5 

C. x+5 và x 

D. x−5 và x

Hiển thị phần đáp án

Nếu gọi vận tốc của xe thứ nhất là x (km/h,x>0) thì vận tốc của xe thứ hai là x−5 (km/h)

Nếu gọi vận tốc của xe thứ hai là x (km/h,x>0) thì vận tốc của xe thứ nhất là x+5 (km/h)

Do vậy đáp án đúng là cả B và C


 

 

Câu 3: Chọn 4 đáp án đúng

Phương trình biểu thị bài toán: Tìm hai số tự nhiên. Biết hai số tự nhiên có tổng là 80 và tỉ số là \(\frac{3}{5}\)

A. Gọi một số là x. Phương trình: \(\frac{x}{80−x}=\frac{3}{5} \)

B. Gọi số lớn là x. Phương trình: \(x+\frac{3}{5}x=80 \)

C. Gọi số bé là x thì số lớn là \(\frac{3}{5}x\). Phương trình: \(x+\frac{3}{5}x=80 \)

D. Gọi số bé là x thì số lớn là \(\frac{5}{3}x\). Phương trình: \(x+\frac{5}{3}x=80 \)

E. Gọi một số là x. Phương trình: \(\frac{80−x}{x}=\frac{3}{5}\)

Hiển thị phần đáp án

Bài giải có những trường hợp gọi ẩn sau:

Trường hợp 1: Gọi một trong hai số là x (x∈N∗)

Vì tổng hai số là 80 nên số còn lại là 80−x

Hai số có tỉ lệ là \(\frac{3}{5}\) nên ta có phương trình: \(\frac{x}{80−x}=\frac{3}{5}\) 

Hoặc \(\frac{80−x}{x}=\frac{3}{5}\)

Vậy đáp án A và E đúng

Trường hợp 2: Gọi số lớn là x(x∈N∗)

Vì hai số có tỉ số là \(\frac{3}{5}\) nên số bé bằng \(\frac{3}{5}\) số lớn hay số bé là \(\frac{3}{5}x.\)

Ta có phương trình: \(x+\frac{3}{5}x=80\)

Vậy đáp án B đúng

Trường hợp 3: Gọi số bé là x(x∈N∗)

Vì hai số có tỉ số là \(\frac{3}{5}\) nên số lớn bằng \(\frac{5}{3}\) số bé hay số lớn là \(\frac{5}{3}x\)

Ta có phương trình: \(x+\frac{5}{3}x=80\)

Vậy đáp án D đúng

Do vậy các đáp án đúng là A,B, D và E.


 

 

Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Một hình tam giác có diện tích bằng 18\(cm^2\). Biết độ dài đường cao dài hơn độ dài đáy là 5cm. Tính độ dài đáy hình tam giác.

Gọi độ dài đáy hình tam giác là x (cm). Phương trình biểu thị bài toán tìm độ dài đáy là:

A. \(\frac{x(x+5)}{2}=18 \)

B. \(\frac{x+(x+5)}{2}=18 \)

C. [x+(x+5)].2=18 

D. x(x+5)=18

Hiển thị phần đáp án

Gọi độ dài đáy tam giác là x(cm,x>0)

Vì độ dài đường cao dài hơn độ dài đáy 5cm nên ta có chiều cao x+5(cm)

Vì diện tích hình chữ nhật là 18\(cm^2\) nên ta có phương trình:

\(\frac{x(x+5)}{2}=18 \)

Vậy đáp án đúng là A


 

 

Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Trong dịp lễ mùng 8/3. Các bạn nam lớp 8B cùng ra chợ mua 15 bông hồng và 20 bông hướng dương về tặng các bạn nữ. Biết giá tiền một bông hồng ít hơn một bông hương dương là 5000 đồng. Các bạn mua hết 275000 đồng.

Gọi giá tiền một bông hồng là x (đồng, x∈N∗). Phương trình biểu thị bài toán tính giá tiền một bông hồng là:

A. 15x+20(x−5000)=275000 

B. 15x+20(x+5000)=275000 

C. 20x+15(x+5000)=275000 

D. 20x+15(x−5000)=275000

Hiển thị phần đáp án

Gọi giá tiền một bông hồng là x (đồng, x>0)

Giá tiền mua 15 bông hồng là 15x (đồng)

Giá tiền một bông hướng dương là x+5000 (đồng).

Giá tiền mua 20 bông hoa hướng dương là 20(x+5000) (đồng)

Vì các bạn nam mua 15 bông hồng và 20 bông hướng dương hết 275000 nên ta có phương trình:

15x+20(x+5000)=275000.

Vậy đáp án đúng là B.


 

 

Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Bạn Hà cũng đố lại bạn Thảo: “Ông mình ở quê cũng nuôi bò và vịt. Ông bảo, ông có tổng cộng 54 con cả bò và vịt và tất cả có 154 chân. Đố bạn ông mình nuôi bao nhiêu con bò và bao nhiêu con vịt?” Thảo cũng đã trả lời đúng.

Theo bạn, nhà ông Hà có bao nhiêu con bò và bao nhiêu con vịt?

Đáp số: ….. (con bò); ….. (con vịt)

Hiển thị phần đáp án

Gọi số bò nhà ông Hà nuôi là x (con, x∈N∗)

Bò có 4 chân nên tổng số chân bò là 4x (chân)

Vì ông có tổng cộng 54 con cả bò và vịt nên số con vịt nhà ông Hà nuôi là 54−x (con)

Vịt có 2 chân nên tổng số chân vịt là 2(54−x) (chân)

Vì tổng số chân là 154 nên ta có phương trình: 4x+2(54−x)=154

Giải phương trình:

4x+2(54−x)=154

⇔2x+108=154

⇔2x=46

⇔x=23(thỏa mãn)

Vậy nhà ông Hà nuôi 23 con bò và 54−23=31 con vịt

Vậy cần điền vào chỗ trống lần lượt là 23 và 31


 

 

Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Bác An đi từ nhà lên tỉnh với vận tốc 20km/h rồi làm việc trên đó mất 1 giờ 30 phút. Bác về nhà với vận tốc là 25km. Tổng thời gian cả đi, làm việc và về là 2 giờ 24 phút. Hỏi quãng đường từ nhà lên tỉnh của bác An dài bao nhiêu km?

Đáp số: ….. (km)

Hiển thị phần đáp án

Gọi độ dài quãng đường mà bác An lên tỉnh là x (km,x>0)

Vì bác đi lên tỉnh với vận tốc là 20km/h nên thời gian đi là \(\frac{x}{20}\) giờ.

Thời gian bác làm việc là 1 giờ 30 phút =\(\frac{3}{2}\) giờ.

Thời gian bác về với vận tốc 25km/h là \(\frac{x}{25}\) giờ.

Vì tổng thời gian cả đi, làm việc và về là 2 giờ 24 phút =\(\frac{12}{5}\) giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{x}{20}+\frac{3}{2}+\frac{x}{25}=\frac{12}{5}\)

\(\frac{x}{20}+\frac{x}{25}=\frac{9}{10}\)

⇔5x+4x=90

⇔x=10(thỏa mãn)

Vậy quãng đường từ nhà lên tỉnh của bác An là 10km

Vậy cần điền vào chỗ trống là 10


 

 

Câu 8: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Một chiếc thuyền đi trên một dòng sông dài 50km. Tổng thời gian xuôi dòng và ngược dòng là 4 giờ 10 phút. Tính vận tốc của thuyền biết vận tốc dòng nước là 5km/h.

Gọi vận tốc của thuyền là x thì phương trình biểu thị bài toán tìm vận tốc thuyền là:

A. \(\frac{50}{x−5}+\frac{50}{x−5}=\frac{25}{6} \)

B. \(\frac{50}{x+5}−\frac{50}{x−5}=\frac{25}{6}  \)

C. \(\frac{50}{x+5}+\frac{50}{x−5}=\frac{41}{10} \)

D. \(\frac{50}{x+5}+\frac{50}{x−5}=\frac{25}{6} \)

Hiển thị phần đáp án

Gọi vận tốc thuyền là ẩn x (km/h, x>0)

Vì vận tốc dòng nước là 5km/h nên vận tốc thuyền khi xuôi dòng là x+5 (km/h).

Do vậy thời gian thuyền đi xuôi dòng là \(\frac{50}{x+5}\) (giờ)

Vận tốc khi thuyền đi ngược dòng là x−5 (km/h).

Do vậy thời gian thuyền đi ngược dòng là \(\frac{50}{x−5}\) (giờ)

Vì tổng thời gian xuôi dòng và ngược dòng là 4 giờ 10 phút=\(\frac{25}{6}\) giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{50}{x+5}+\frac{50}{x−5}=\frac{25}{6}\)

Vậy đáp án đúng là D


 

 

Câu 9: Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống

Trên quãng đường AB dài 30km, một người đi từ A đến C (C nằm giữa A và B) với vận tốc 30km/h, rồi đi từ C đến B với vận tốc 20km/h. Thời gian đi hết quãng đường AB là 1 giờ 10 phút. Tính quãng đường AC và CB.

Gọi quãng đường AC là x (km). Phương trình biểu thị bài toán là: …..

Hiển thị phần đáp án

Gọi quãng đường AC dài x (km,x>0)

Vì C nằm giữa A và B nên quãng đường CB là 30−x (km)

Vì người đó đi từ A đến C với vận tốc 30km/h nên thời gian đi hết quãng đường AC là \(\frac{x}{30}\) (giờ)

Vì người đó đi từ C đến B với vận tốc 20km/h nên thời gian đi hết quãng

đường BC là \(\frac{30−x}{20}\) (giờ)

Vì tổng thời gian đi hết quãng đường là 1 giờ 10 phút =\(\frac{7}{6}\) giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{x}{30}+\frac{30−x}{20}=\frac{7}{6}\)

Vậy cần điền vào chỗ trống là \(\frac{x}{30}+\frac{30−x}{20}=\frac{7}{6}\)


 

 

Câu 10: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một số học sinh nam và nữ tham gia một trò chơi. Lúc đầu, số học sinh nam bằng \(\frac{1}{3}\) số học sinh nữ. Sau đó, có thêm 5 bạn nam tham gia và 5 bạn nữ chuyển sang trò chơi khác nên số bạn nam bằng số bạn nữ. Tính số học sinh nam và nữ ban đầu.

Đáp số: ….. (nam); ….. (nữ)

Hiển thị phần đáp án

Gọi số học sinh nam là x (học sinh, x∈N∗)

Vì lúc đầu, số học sinh nam bằng \(\frac{1}{3}\) số học sinh nữ nên số học sinh nữ là 3x (bạn nữ)

Vì có thêm 5 bạn nam tham gia nên lúc sau có x+5 bạn nam.

Vì 5 bạn nữ chuyển sang trò chơi khác nên lúc sau có 3x−5 bạn nữ

Vì lúc sau, số bạn nam bằng số bạn nữ nên ta có phương trình:

x+5=3x−5

⇔2x=10

⇔x=5(thỏa mãn)

Vậy có 5 bạn nam và 15 bạn nữ

Vậy các số cần điền vào chỗ trống là 5 và 15


 

 

B: Bài tập trung bình

Câu 1: Chọn những đáp án đúng

(Chọn được nhiều đáp án)

Biểu thức nào sau đây biểu diễn giá một chiếc áo giảm 30%

Gọi giá tiền của chiếc áo ban đầu là x (đồng)

A. 70%.x 

B. 130%.x 

C. 1,3x 

D. 30x 

E. 0,7x 

F. x−30%x

Hiển thị phần đáp án

Gọi giá tiền của chiếc áo ban đầu là x (đồng,x>0)

Vì giá chiếc áo giảm 30% nên giá mới là x−30%x=70%x=0,7x (đồng)

Vậy đáp án đúng là A, E và F.


 

 

Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60km/h rồi quay về A với vận tốc 50km/h biết thời gian đi ít hơn thời gian về là 30 phút. Tính quãng đường AB.

Đáp số: AB= ….. (km)

Hiển thị phần đáp án

Gọi độ dài quãng đường AB là x (km,x>0)

Ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60km/h nên thời gian đi là \(\frac{x}{60}\) (giờ)

Ô tô đi từ B về A với vận tốc 50km/h nên thời gian về là \(\frac{x}{50}\) (giờ)

Thời gian đi ít hơn thời gian về 30 phút =\(\frac{1}{2}\) giờ nên ta có phương trình: \(\frac{x}{50}−\frac{x}{60}=\frac{1}{2}\)

Giải phương trình:

\(\frac{x}{50}−\frac{x}{60}=\frac{1}{2}\)

\(\frac{1}{300}x=\frac{1}{2}\)

⇔x=150(thỏa mãn)

Vậy quãng đường AB dài 150km

Vậy cần điền vào chỗ trống là 150


 

 

Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một hình chữ nhật có chu vi là 32cm nếu tăng chiều dài 1cm và tăng chiều rộng 2cm thì diện tích tăng 27\(cm^2\). Tính diện tích ban đầu của hình chữ nhật.

Đáp số: ….. (\(cm^2\))

Hiển thị phần đáp án

Gọi chiều dài hình chữ nhật là x (cm, x>0)

Vì hình chữ nhật có chu vi là 32cm nên chiều rộng hình chữ nhật là 32:2−x=16−x (cm)

Diện tích ban đầu của hình chữ nhật là x(16−x) (\(cm^2\))

Chiều dài hình chữ nhật khi tăng 1cm là x+1 (cm)

Chiều rộng hình chữ nhật khi tăng 2cm là 18−x (cm)

Diện tích hình chữ nhật sau khi thay đổi các kích thước là (x+1)(18−x) (\(cm^2\))

Vì diện tích tăng 27\(cm^2\) nên ta có phương trình:

(x+1)(18−x)=x(16−x)+27

\(−x^2+17x+18=−x^2+16x+27\)

⇔x=9(thỏa mãn)

Vậy chiều dài ban đầu của hình chữ nhật là 9cm, suy ra chiều rộng ban đầu là 7cm

Do đó diện tích ban đầu của hình chữ nhật là 63\(cm^2\)

Vậy cần điền vào chỗ trống là 63


 

 

Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Hai ô tô cùng khởi động từ hai địa điểm A và B cách nhau 220km. Sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Biết vận tốc xe đi từ A lớn hơn vận tốc xe đi từ B là 10km/h. Tìm vận tốc mỗi xe.

Đáp số:

Vận tốc xe đi từ A là ….. (km/h)

Vận tốc xe đi từ B là ….. (km/h)

Hiển thị phần đáp án

Gọi vận tốc người đi từ A là x (km/h,x>0)

Quãng đường người đi từ A đi được đến lúc gặp người đi từ B là 2x(km)

Vận tốc người đi từ B là x−10 (km/h)

Quãng đường người đi từ B đi được đến lúc gặp người đi từ A là 2(x−10) (km)

Tổng quãng đường hai người khi gặp nhau là độ dài quãng đường AB nên ta có phương trình:

2x+2(x−10)=220

⇔4x=240

⇔x=60(thỏa mãn)

Vậy vận tốc người đi từ A đến B là 60km/h; vận tốc người đi từ B đến A là 50km/h

Vậy các số cần điền vào chỗ trống là 60 và 50


 

 

Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một phân số có tử số bé hơn mẫu số 3 đơn vị. Nếu nhân tử số với 3 và thêm mẫu số 7 đơn vị thì được phân số mới bằng phân số 32. Tìm phân số ban đầu.

Hiển thị phần đáp án

Gọi tử số là x (x∈N∗,0<x<10)

Vì tử số bé hơn mẫu số 3 đơn vị nên mẫu số là x+3

Nếu nhân tử số với 3 và thêm mẫu số 7 đơn vị ta được phân số mới là \(\frac{3x}{x+10}\)

Ta có phương trình:

\(\frac{3x}{x+10}=32\)

⇔6x=3x+30

⇔x=10(thỏa mãn)

Vậy phân số ban đầu là \(\frac{10}{13}\)


 

 

Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một ca nô xuôi dòng từ A đến B mất 4 giờ và ngược dòng từ B về A mất 5 giờ. Tính quãng sông AB, biết vận tốc dòng nước là 2km/h.

Đáp số: ….. (km)

Hiển thị phần đáp án

Gọi vận tốc ca nô là x (km/h, x>0)

Vì vận tốc dòng nước là 2km/h nên vận tốc ca nô khi xuôi dòng là x+2 (km/h).

Vì ca nô xuôi dòng từ A đến B mất 4 giờ nên quãng sông AB là: 4(x+2)

Vận tốc khi ca nô đi ngược dòng là x−2 (km/h).

Vì ca nô ngược dòng từ B về A mất 5 giờ nên quãng sông AB là 5(x−2)

Ta có phương trình:

4(x+2)=5(x−2)⇔x=18(thỏa mãn)

Vậy vận tốc ca nô là 18km/h.

Khi đó, quãng sông AB là 4(18+2)=80km

Số cần điền là 80


 

 

Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 20km/h. Sau khi người đó đi được 1,5 giờ thì một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xe đạp bắt đầu đi hai xe gặp nhau?

Đáp số: ..... (giờ)

Hiển thị phần đáp án

Gọi thời gian hai người gặp nhau là x (giờ, x>1,5)

Vì sau khi người đi xe đạp đi được 1,5 giờ người đi xe máy mới đi nên thời gian người đi xe máy đi đến khi gặp nhau là x−1,5 (giờ)

Quãng đường người đi xe đạp đi là 20x (km)

Quãng đường người đi xe máy đi là 40(x−1,5) (km)

Hai người gặp nhau nên ta có phương trình:

20x=40(x−1,5)

⇔20x=40x−60

⇔x=3(thỏa mãn)

Vậy sau 3 giờ hai xe gặp nhau.

Vậy số cần điền vào chỗ trống là 3


 

 

Câu 8: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Bình kém ông 58 tuổi. Hiện nay, tuổi của ông Bình bằng tổng số tuổi của cha Bình và hai lần tuổi của Bình và nếu cộng tổng số tuổi của cả ba người thì được 130 tuổi. Tính tuổi của ông Bình hiện nay.

Hiển thị phần đáp án

Gọi số tuổi hiện nay của ông Bình là x (tuổi, x∈N∗,x>58)

Vì Bình kém ông 58 tuổi nên tuổi Bình hiện nay là x−58 (tuổi)

Vì tổng số tuổi của ba người là 130 tuổi nên tuổi của cha Bình là 130−x−(x−58)=188−2x (tuổi)

Vì tuổi của ông Bình bằng tổng số tuổi của cha Bình và hai lần tuổi của Bình nên ta có phương trình:

x=188−2x+2(x−58)

⇔x=188−2x+2x−116

⇔x=72(thỏa mãn)

Vậy hiện nay ông Bình 72 tuổi.

Vậy số cần điền vào ô trống là 72


 

 

Câu 9: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Một đội sản xuất dự định phải làm một số dụng cụ trong 30 ngày. Do mỗi ngày đã vượt năng suất so với dự định 10 dụng cụ nên không những đã làm thêm được 20 dụng cụ mà tổ đó còn làm xong trước thời hạn 7 ngày.Tính số dụng cụ mà tổ sản xuất đó phải làm theo kế hoạch.

Gọi x là số dụng cụ mà tổ sản xuất theo kế hoạch. Phương trình biểu thị bài toán là:

A. \(\frac{x}{30}.23=x+20 \)

B. \((\frac{x}{30}+10).23+20=x \)

C. \((\frac{x}{30}+10).23=x+20 \)

D. \((\frac{x}{30}+10).23=x\)

Hiển thị phần đáp án

Gọi số dụng cụ mà tổ sản xuất theo kế hoạch là x (dụng cụ, x∈N∗)

Năng suất dự kiến là \(\frac{x}{30}\) (dụng cụ / ngày)

Thực tế một ngày, tổ sản xuất làm được là \(\frac{x}{30}+10\) (dụng cụ)

Vì tổ đó làm xong trước thời hạn 7 ngày nên số ngày làm thực tế là 23 ngày.

Tổng số dụng cụ làm thực tế là \((\frac{x}{30}+10).23\) (dụng cụ)

Vì thực tế tổ sản xuất làm thêm được 20 dụng cụ nên ta có phương trình:

\((\frac{x}{30}+10).23=x+20\)

Vậy đáp án đúng là C


 

 

Câu 10: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Hai đội công nhân dự kiến làm một con đường trong 20 ngày thì xong. Hai đội đã làm chung trong 4 ngày rồi đội một chuyển sang làm việc khác. Đội hai tiếp tục làm 10 này nữa thì chuyển sang công việc khác. Đội một trở về làm tiếp trong 28 ngày thì xong. Hỏi nếu làm một mình thì đội một làm trong bao ngày nữa thì xong con đường.

Đáp số: ….. (ngày)

Hiển thị phần đáp án

Gọi thời gian đội một làm một mình xong con đường là x (ngày, x∈N∗,x>20)

Một ngày đội một làm được \(\frac{1}{x}\) (con đường)

Vì hai đội cùng làm trong 20 ngày thì xong nên 1 ngày 2 đội làm được \(\frac{1}{20}\) (con đường)

Suy ra, 4 ngày hai đội làm được là \(\frac{4}{20}=\frac{1}{5}\) (con đường), một ngày đội hai làm được \(\frac{1}{20}−\frac{1}{x}\) (con đường)

Vậy 10 ngày đội hai làm được \(10(\frac{1}{20}−\frac{1}{x})=\frac{1}{2}−\frac{10}{x}\) (con đường)

28 ngày đội 1 làm được \(\frac{28}{x}\) (con đường)

Vì đội một trở về làm tiếp trong 28 ngày thì xong nên ta có phương trình:

\(\frac{1}{5}+\frac{1}{2}−\frac{10}{x}+\frac{28}{x}=1\)

\(\frac{7}{10}−\frac{10}{x}+\frac{28}{x}=1\)

⇔7x−100+280=10x

⇔3x=180⇔x=60(thỏa mãn)

Vậy đội một làm một mình trong 60 ngày thì sửa xong con đường

Vậy số cần điền vào ô trống là 60


 

 

C: Bài tập nâng cao

Câu 1: Mỗi khẳng định sau Đúng hay Sai

1. Hai xe khách cùng khởi hành một lúc từ A đến B dài 120km. Xe thứ hai đến sớm hơn xe thứ nhất 30 phút. Nếu gọi thời gian của xe thứ nhất là x thì biểu thức biểu diễn vận tốc xe thứ hai theo x là: \(\frac{120}{x−\frac{1}{2}}\)

2. Một hình vuông có chu vi là 16xcm. Biểu thức biểu diễn diện tích của hình vuông khi tăng mỗi cạnh thêm 5cm là: \((4x+5)^2\)

3. Một vòi nước chảy một mình 2 giờ thì đầy bể. Nếu chảy trong 40 phút thì vòi nước đó chảy được \(\frac{40}{2}\) bể.

4. Hiện nay con x tuổi. Hai năm nữa tuổi con bằng \(\frac{1}{2}\) tuổi bố. Hiện nay tuổi bố là 2x−2.

5. Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 120m và diện tích 900m2. Tính chiều dài và chiều rộng của khu vườn.

Nếu gọi chiều dài khu vườn là x thì phương trình biểu thị bài toán tìm chiều dài khu vườn là:

x(60−x)=900 hoặc \([x+\frac{900}{x}].2=120\)

Hiển thị phần đáp án

Ý thứ 1: Đúng. Vì

Đổi 30 phút =\(\frac{1}{2}\) giờ.

Vì xe thứ hai đến sớm hơn xe thứ nhất 30 phút nên thời gian xe thứ hai ít hơn xe thứ nhất là 30 phút .

Do vậy thời gian xe thứ hai là: \(\frac{1}{2}\) (giờ)

Vậy vận tốc của xe thứ hai là \(\frac{120}{x−\frac{1}{2}}\) (km/h)

 

Ý thứ 2: Đúng. Vì

Hình vuông có chu vi là 16x cm nên độ dài mỗi cạnh là 4xcm

Khi tăng mỗi cạnh thêm 5cm thì độ dài mỗi cạnh là 4x+5(cm).

Diện tích của hình vuông sau khi tăng độ dài cạnh là \((4x+5)^2(cm^2)\)

 

Ý thứ 3: Sai. Vì

Đổi 40 phút =23 giờ.

Một giờ vòi chảy được \(\frac{2}{6}=\frac{1}{3}\) bể.

 

Ý thứ 4: Sai. Vì

Tuổi con hai năm nữa là x+2.

Tuổi bố hai năm nữa là 2(x+2)

Tuổi bố hiện nay là 2(x+2)−2=2x+2

 

Ý thứ 5: Đúng. Vì

Gọi chiều dài mảnh vườn là x (m,x>0)

Cách 1: Chiều rộng mảnh vườn là: 120:2−x=60−x(m)

Vì diện tích mảnh vườn là 900\(m^2\) nên ta có phương trình: x(60−x)=900

Cách 2: Chiều rộng mảnh vườn là \(\frac{900}{x}\) (m)

Vì mảnh vườn có chu vi là 120m nên ta có phương trình:

\([x+\frac{900}{x}].2=120\)


 

 

Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Bạn Hải đố bạn Nam: “Nếu bạn lấy 5 lần tuổi bố mình sau 5 năm nữa trừ đi 5 lần tuổi của bố mình cách đây 5 năm sẽ được một số bằng số tuổi của bố mình hiện nay. Đố bạn năm nay bố mình bao nhiêu tuổi?”

Đáp số: ….. (tuổi)

Hiển thị phần đáp án

Gọi tuổi của bổ Hải hiện nay là x (tuổi, x∈N∗).

Số tuổi của bố Hải 5 năm nữa là x+5 tuổi.

Số tuổi bố Hải cách đây 5 năm là x−5 tuổi.

Theo dữ kiện bài toán ta có: 5(x+5)−5(x−5)=x

     ⇔5x+25−5x+25=x

     ⇔x=50(thỏa mãn)

Vậy hiện nay bố Hải 50 tuổi.

Vậy số cần điền vào ô trống là 50


 

 

Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một phòng học có một số dãy ghế, có tổng cộng 40 chỗ ngồi. Do phải xếp 55 chỗ nên người ta phải kê thêm 1 dãy ghế và mỗi dãy ghế ngồi thêm 1 chỗ. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu dãy ghế trong lớp học? (Biết rằng mỗi dãy ghế ngồi không quá 5 người)

Đáp số: ….. (dãy ghế)

Hiển thị phần đáp án

Gọi số dãy ghế ban đầu là x (dãy ghế, x∈N∗,x>8)

Vì có tổng cộng 40 chỗ ngồi nên số chỗ ngồi ở mỗi dãy ghế là \(\frac{40}{x}\) (chỗ)

Sau khi thêm 1 dãy ghế thì số dãy ghế mới là x+1 (dãy ghế)

Khi đó, số chỗ ngồi mỗi dãy là \(\frac{55}{x+1}\) (chỗ)

Vì mỗi dãy phải ngồi thêm 1 chỗ nên ta có phương trình :

\(\frac{55}{x+1}−\frac{40}{x}=1\)

⇔55x−40(x+1)=x(x+1)

\(x^2−14x+40=0\)

\(x^2−10x−4x+40=0\)

⇔x(x−10)−4(x−10)=0

⇔(x−10)(x−4)=0

\(\left[ \begin{array}\ x=10 \text{(thỏa mãn)} \\ x=4 \text{(loại)} \end{array} \right.\)

Vậy ban đầu lớp học có 10 dãy ghế

Vậy số cần điền vào ô trống là 10


 

 

Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Một người đi từ A đến B với vận tốc 24km/h rồi đi tiếp đến C với vận tốc 32km/h. Tính quãng đường AB biết quãng đường AB dài hơn quãng đường BC là 6km và vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 27km/h.

A. 30km 

B. 40km 

C. 50km

Hiển thị phần đáp án

Gọi chiều dài quãng đường AB là x (km,x>0)

Quãng đường BC dài là x−6 (km)

Quãng đường AC dài là 2x−6 (km)

Thời gian người đó đi trên quãng đường AB là \(\frac{x}{24}\) (giờ)

Thời gian người đó đi hết quãng đường BC là \(\frac{x−6}{32}\) (giờ)

Thời gian đi hết quãng đường AC tính theo vận tốc trung bình là \(\frac{2x−6}{27}\)(km/h)

Ta có phương trình:

\(\frac{x}{24}+\frac{x−6}{32}=\frac{2x−6}{27}\)

⇔36x+27(x−6)=32(2x−6)

⇔x=30(thỏa mãn)

Vậy đáp án đúng là A


 

 

Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một ôtô phải đi quãng đường AB dài 60km trong một thời gian nhất định. Ôtô đi nửa đầu quãng đường với vận tốc hơn dự định 10km/h và đi nửa sau quãng đường với vận tốc kém hơn dự định 6km/h. Biết ôtô đến B đúng thời gian đã định. Tính thời gian ô tô dự định đi quãng đường AB.

Đáp số: ….. (giờ)

Hiển thị phần đáp án

Gọi vận tốc dự định của ô tô là x (km/h, x>0)

Thời gian ô tô định đi hết quãng đường AB là \(\frac{60}{x}\) (giờ)

Ô tô đi nửa quãng đường đầu (=30km) với vận tốc là x+10 (km/h)

Thời gian ô tô đi hết nữa quãng đường đầu là \(\frac{30}{x+10}\) (giờ)

Ô tô đi nửa quãng đường sau với vận tốc x−6 (km/h)

Thời gian ô tô đi hết nữa quãng đường sau là \(\frac{x}{x−6}\) (giờ)

Vì ô tô đến B đúng thời gian quy định nên ta có phương trình:

\(\frac{60}{x}=\frac{30}{x+10}+\frac{30}{x−6}\)

\(\frac{2(x+10)(x−6)}{x(x+10)(x−6)}=\frac{x(x−6)}{x(x+10)(x−6)}+\frac{x(x+10)}{x(x+10)(x−6)}\)

\(2(x^2+4x−60)=x^2−6x+x^2+10x\)

⇔4x=120⇔x=30(thỏa mãn)

Vậy thời gian ô tô dự định đi hết quãng đường AB là \(\frac{60}{30}=2\) (giờ)

Vậy số cần điền vào ô trống là 2


 

 

Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 3 giờ. Sau đó, ca nô trở lại ngược từ B đến bên C cách A một khoảng bằng \(\frac{1}{3}\)AB hết 2 giờ 24 phút. Tính độ dài đoạn sông AB biết một khóm bèo trôi trên sông đó 12 phút được 400m.

A. 36km 

B. 20,57km 

C. 4km 

D. 72km

Hiển thị phần đáp án

Đổi: 12 phút =\(\frac{1}{5}\) giờ; 2 giờ 24 phút =\(\frac{12}{5}\) giờ

Vận tốc dòng nước = vận tốc của nhóm bèo =0,4:\(\frac{1}{5}=2\)km/h

Gọi độ dài đoạn sông AB là x (km,x>0).

Vận tốc của ca nô khi xuôi dòng từ A đến B là \(\frac{x}{3}\) (km/h)

Quãng sông ca nô đi ngược dòng là \(x−\frac{1}{3}x=\frac{2}{3}x\) (km)

Vận tốc ca nô đi ngược dòng là \(\frac{2}{3}x:\frac{12}{5}=\frac{5}{18}x\)

Vì vận tốc ca nô không đổi nên ta có phương trình:

\(\frac{x}{3}−2=\frac{5}{18}x+2\)

\(\frac{x}{3}=\frac{5}{18}x+4\)

⇔6x=5x+72

⇔x=72(km)

Vậy đáp án đúng là D


 

 

Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Tìm một số tự nhiên có 4 chữ số. Biết nếu viết thêm chữ số 5 vào bên trái thì được một số mới lớn hơn số đó khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải là 38889 đơn vị.

Đáp số: …..

Hiển thị phần đáp án

Gọi số phải tìm là \(\overline{abcd}\). (a≠0)

Viết thêm chữ số 5 vào bên trái được một số có 5 chữ số mới là: \(\overline{5abcd}\)

Viết thêm chữ số 5 vào bên phải được một số có 5 chữ số mới là: \(\overline{abcd5}.\)

Theo giả thiết, ta có phương trình:

\(\overline{5abcd}−\overline{abcd5}=38889\)

\(50000+\overline{abcd}−(\overline{abcd0}+5)=38889\)

\(\overline{abcd}−10\overline{abcd}=−50000+5+38889\)

\(−9\overline{abcd}=−11106\)

\(\overline{abcd}=1234\)

Vậy số phải tìm là 1234


 

 

Câu 8: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Hai vòi nước cùng chảy vào bể thì trong 12 phút đầy bể. Nếu một mình vòi 1 chảy trong 10 phút, vòi 2 chảy trong 12 phút thì được 90% bể. Hỏi nếu mỗi vòi chảy một mình thì sau bao lâu đầy bể?

Đáp số:

Vòi 1: ….. (phút); Vòi 2: ….. (phút)

Hiển thị phần đáp án

Gọi thời gian vòi một chảy một mình đầy bể là x (phút, x>12).

Một phút vòi một chảy được \(\frac{1}{x}\) bể.

10 phút vòi 1 chảy được là \(\frac{10}{x}\) (bể)

Vì hai vòi cùng chảy trong 12 phút thì đầy bể nên 1 phút cả hai vòi chảy được \(\frac{1}{12}\) bể.

Ta có, 1 phút vòi 1 chảy được \(\frac{1}{x}\) bể nên 1 phút vòi 2 chảy được là \(\frac{1}{12}−\frac{1}{x}\) (bể)

Vậy trong 12 phút vòi 2 chảy được \(12(\frac{1}{12}−\frac{1}{x})\) (bể)

Vì khi đó, hai vòi chảy được 90%=\(\frac{9}{10}\) (bể) nên ta có phương trình:

\(\frac{10}{x}+12(\frac{1}{12}−\frac{1}{x})=\frac{9}{10}\)

\(\frac{10}{x}+1−\frac{12}{x}=\frac{9}{10}\)

\(\frac{10}{x}−\frac{12}{x}=\frac{−1}{10}\)

\(\frac{2}{x}=\frac{1}{10}\)

⇔x=20(thỏa mãn)

Vậy một mình vòi 1 chảy trong 20 phút thì đầy bể.

Ta có, 1 phút vòi 2 chảy được là \(\frac{1}{12}−\frac{1}{20}=\frac{1}{30}\) bể. Do đó, vòi 2 chảy trong 30 phút thì đầy bể.

Vậy các số cần điền vào chỗ trống lần lượt là 20 và 30

Ngoài cách giải trên, thông thường chúng ta đổi đơn vị thời gian ra giờ rồi làm như cách giải sau:

Đổi 10 phút =\(\frac{1}{6}\) giờ.

12 phút =\(\frac{1}{5}\) giờ.

Gọi thời gian vòi một chảy một mình đầy bể là x (giờ).

Một giờ vòi một chảy được \(\frac{1}{x}\) bể.

\(\frac{1}{6}\) (giờ) vòi 1 chảy được là \(\frac{1}{6x}\) (bể)

Vì hai vòi cùng chảy trong 12 phút thì đầy bể nên 1 giờ cả hai vòi chảy được 5 bể.

Ta có, 1 giờ vòi 1 chảy được \(\frac{1}{x}\) bể nên 1 giờ vòi 2 chảy được là \(5−\frac{1}{x}\) (bể)

Vậy trong 15 giờ vòi 2 chảy được \(\frac{1}{5}(5−\frac{1}{x})\) (bể)

Vì khi đó, hai vòi chảy được 90%=\(\frac{1}{10}\) (bể) nên ta có phương trình:

\(\frac{1}{6x}+\frac{1}{5}(5−\frac{1}{x})=\frac{9}{10}\)

\(x=\frac{1}{3}\)

Vậy vòi 1 chảy trong \(\frac{1}{3}\) giờ thì đầy bể


 

 

Câu 9: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một đội xe cần chuyên chở 120 tấn hàng. Hôm làm việc có 2 xe phải rời đi làm việc khác. Do đó mỗi xe còn lại phải chở thêm 16 tấn hàng. Hỏi đội xe có bao nhiêu xe?

Đáp số: ….. (xe)

Hiển thị phần đáp án

Gọi số xe ban đầu của đội xe là x (xe, x>0)

Số tấn hàng mỗi xe phải chở là \(\frac{120}{x}\) (tấn)

Số xe thực tế tham gia chở hàng là x−2 (xe)

Số tấn hàng thực tế mỗi xe phải chở là \(\frac{120}{x−2}\)(tấn)

Do mỗi xe còn lại phải chở thêm 16 tấn hàng nên ta có phương trình:

\(\frac{120}{x−2}−\frac{120}{x}=16\)

⇔120(x−2)−120x=16x(x−2)

\(16x^2−32x−240=0\)

\(x^2−2x−15=0\)

⇔(x+3)(x−5)=0

\(\left[ \begin{array} \ x=−3 \text{(loại)} \\ x=5 \text{(thỏa mãn)} \end{array} \right.\)

Vậy đội xe có 5 xe.

Vậy số cần điền vào chỗ trống là 5


 

 

Câu 10: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Một máy bay trực thăng bay từ A đến B cách nhau 960km với vận tốc 280km/h. Khi bay từ A đến B do bị gió cản nên thời gian bay phải nhiều hơn 1 giờ so với thời gian bay từ B đến A (do được gió đẩy). Tính vận tốc của gió.

Đáp số: ….. (km/h)

Hiển thị phần đáp án

Gọi vận tốc gió là x (km,x>0)

Vận tốc của máy bay khi bay từ A đến B là 280−x (km/h)

Thời gian máy bay bay từ A đến B là \(\frac{960}{280−x}\) (giờ)

Vận tốc máy bay bay từ B đến A là 280+x(km/h)

Thời gian máy bay bay từ B đến A là \(\frac{960}{280+x}\) (giờ)

Vì thời gian máy bay bay từ A đến B nhiều hơn 1 giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{960}{280−x}−\frac{960}{280+x}=1\)

⇔960(280+x)−960(280−x)=(280−x)(280+x)

\(x^2+1920x−78400=0\)

\(x^2−40x+1960x−78400=0\)

⇔x(x−40)+1960(x−40)=0

⇔(x−40)(x+1960)=0

\(\left[ \begin{array} \ x=−1960 \text{(loại)} \\ x=40 \text{(thỏa mãn)} \end{array} \right.\)

Vậy vận tốc của gió là 40km/h.

Vậy số cần điền vào chỗ trống là 40