Hai tam giác đồng dạng. Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác
A: Bài tập cơ bản:
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới ............... với tam giác đã cho.
A. Đồng dạng
B. Bằng
Đáp án đúng là: A. Đồng dạng
Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Nếu ba cạnh của tam giác này lần lượt tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng. Đúng hay Sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án là: A. Đúng
Câu 3: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho hai tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 4cm; 6cm; 8cm và 8cm; 12cm; 16cm. Hai tam giác đó có đồng dạng hay không?
A. Có đồng dạng
B. Không đồng dạng
Ta có:
\(\frac{4}{8}=\frac{6}{12}=\frac{8}{16}=\frac{1}{2}\)
Nên hai tam giác đó có đồng dạng với nhau
Vậy đáp án đúng là: A. Có đồng dạng
Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho hai tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 3cm; 5cm; 7cm và 6cm; 10cm; 21cm. Hai tam giác đó có đồng dạng hay không?
A. Có đồng dạng
B. Không đồng dạng
Ta có:
\(\frac{3}{6}=\frac{5}{10}=\frac{1}{2}\)
\(\frac{7}{21}=\frac{1}{3}\)
Vì \(\frac{1}{2}≠\frac{1}{3} ⇒\frac{3}{6}=\frac{5}{10}≠\frac{7}{21}\)
Nên hai tam giác đó không đồng dạng với nhau
Vậy đáp án đúng là: B. Không đồng dạng
Câu 5: Chọn những đáp án đúng
(Chọn được nhiều đáp án)
Cho tam giác ABC và điểm O nằm trong tam giác ABC. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của OA,OB,OC. Biết chu vi tam giác ABC bằng 15cm.
Hãy chọn những đáp án đúng
A. △ABC∽△MNP
B. Chu vi △MNP =7,5cm
C. Tỉ số đồng dạng của △ABC và △MNP là 2
D. \(\frac{MN}{AB}=\frac{NP}{BC}=\frac{MP}{AC}\)
△OAB có:
M,N lần lượt là trung điểm của OA,OB (giả thiết)
⇒MN là đường trung bình của △OAB
⇒\(MN=\frac{1}{2}AB\) hay \(\frac{MN}{AB}=\frac{1}{2}\)
Tương tự ta chứng minh được: \(\frac{NP}{BC}=\frac{1}{2} ; \frac{MP}{AC}=\frac{1}{2}\)
⇒\(\frac{MN}{AB}=\frac{NP}{BC}=\frac{MP}{AC}=\frac{1}{2}\)
⇒ △ABC∽△MNP và hệ số tỉ lệ là \(\frac{1}{2}\)
Lại có:
\(\frac{MN}{AB}=\frac{NP}{BC}=\frac{MP}{AC}=\frac{1}{2}=\frac{MN+NP+MP}{AB+BC+AC}=\frac{C_{△MNP}}{C_{△ABC}}\)
⇒\(C_{△MNP}=\frac{C_{△ABC}}{2}=\frac{15}{2}=7,5(cm)\)
Vậy những đáp án đúng là A, B, D
Câu 6: Chọn những đáp án đúng
(Chọn được nhiều đáp án)
Cho tam giác ABC và điểm O nằm trong tam giác ABC. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của OA,OB,OC. Biết chu vi tam giác ABC bằng 20cm.
Hãy chọn những đáp án đúng
A. △ABC∽△MNP
B. \(C_{△MNP} =40cm\)
C. \(C_{△MNP}=\frac{C_{△ABC}}{2}\)
D. \(\frac{MN}{AB}=\frac{NP}{BC}=\frac{MP}{AC}\)
△OAB có:
M,N lần lượt là trung điểm của OA,OB (giả thiết)
⇒MN là đường trung bình của △OAB
⇒\(MN=\frac{1}{2}AB\) hay \(\frac{MN}{AB}=\frac{1}{2}\)
Tương tự ta chứng minh được: \(\frac{NP}{BC}=\frac{1}{2} ; \frac{MP}{AC}=\frac{1}{2}\)
⇒\(\frac{MN}{AB}=\frac{NP}{BC}=\frac{MP}{AC}=\frac{1}{2}\)
⇒ △ABC∽△MNP và hệ số tỉ lệ là \(\frac{1}{2}\)
Lại có: \(\frac{MN}{AB}=\frac{NP}{BC}=\frac{MP}{AC}=\frac{1}{2}=\frac{MN+NP+MP}{AB+BC+AC}=\frac{C_{△MNP}}{C_{△ABC}}\) (tính chất dãy tỉ số bằng nhau)
⇒\(C_{△MNP}=\frac{C_{△ABC}}{2}=\frac{20}{2}=10 (cm)\)
Vậy những đáp án đúng là A, C, D
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Biết △ABC∽△A′B′C′ và độ dài các cạnh △ABC là AB=4cm; AC=6cm; BC=8cm. Tính độ dài các cạnh △A′B′C′ biết chu vi tam giác A′B′C′ bằng 54cm.
Đáp án: A′B′ = ….. (cm); A′C′ = ….. (cm); B′C′ = ….. (cm)
△ABC∽△A′B′C′ (giả thiết)
⇒\(\frac{A′B′}{AB}=\frac{B′C′}{BC}=\frac{A′C′}{AC}\) hay \(\frac{A′B′}{4}=\frac{B′C′}{8}=\frac{A′C′}{6}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{A′B′}{4}=\frac{B′C′}{8}=\frac{A′C′}{6}=\frac{A′B′+B′C′+A′C′}{4+8+6}=\frac{54}{18}=3\)
Do đó
A′B′=3.4=12 (cm)
A′C′=3.6=18 (cm)
B′C′=3.8=24 (cm)
Vậy các số cần điền vào ô trống lần lượt là: 12; 18; 24
Câu 8: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Biết △ABC∽△MNP và độ dài các cạnh △MNP là MN=8cm; MP=7cm; NP=5cm. Tính độ dài các cạnh △ABC biết chu vi tam giác ABC bằng 80cm.
Đáp án: AB = ….. (cm); AC = ….. (cm); BC = ….. (cm)
△ABC∽△MNP (giả thiết)
⇒\(\frac{AB}{MN}=\frac{AC}{MP}=\frac{BC}{NP}\) hay \(\frac{AB}{8}=\frac{AC}{7}=\frac{BC}{5}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{AB}{8}=\frac{AC}{7}=\frac{BC}{5}=\frac{AB+AC+BC}{8+7+5}=\frac{80}{20}=4\)
Do đó
AB=4.8=32 (cm)
AC=4.7=28 (cm)
BC=4.5=20 (cm)
Vậy các số cần điền vào ô trống lần lượt là: 32; 28; 20
Câu 9: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC có AB=6cm,AC=12cm. Điểm D thuộc cạnh AC sao cho \(\widehat{ABD}=\widehat{C}\). Tính độ dài cạnh AD.
A. AD=2cm
B. AD=2,5cm
C. AD=3cm
D. AD=4cm
Xét △ABD và △ACB có:
\(\widehat{ABD}=\widehat{C}\) (giả thiết)
\(\widehat{A}\) chung
⇒ △ABD∽△ACB (g-g)
⇒\(\frac{AD}{AB}=\frac{AB}{AC}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒\(\frac{AD}{6}=\frac{6}{12}\)
⇒\(AD=\frac{6.6}{12}=3(cm)\)
Vậy đáp án đúng là C. AD=3cm
Câu 10: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống
Cho hình chữ nhật ABCD, trên cạnh AB lấy điểm E. Tia DE cắt tia CB ở G, cắt AC ở F. So sánh \(FD^2\) và FE.FG
Đáp án: \(FD^2 \)….. FE.FG
ABCD là hình chữ nhật (giả thiết)
⇒AB//DC;AD//BC (tính chất hình chữ nhật)
Vì AB//DC (chứng minh trên)
⇒ \(\widehat{DCA}=\widehat{CAB}\) (cặp góc so le trong)
Vì AD//BC (chứng minh trên)
⇒\(\widehat{ADF}=\widehat{FGC}\) (cặp góc so le trong)
Xét △AEF và △CDF có:
\(\widehat{DCA}=\widehat{CAB}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{DFC}=\widehat{AFE}\) (cặp góc đối đỉnh)
⇒ △AEF∽△CDF (g-g)
⇒\(\frac{FE}{FD}=\frac{AF}{CF}\) (1)
Xét △AFD và △CFG có:
\(\widehat{ADF}=\widehat{FGC}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{DFA}=\widehat{CFG}\) (cặp góc đối đỉnh)
⇒△AFD∽△CFG (g-g)
⇒\(\frac{FD}{FG}=\frac{AF}{CF}\) (2)
Từ (1) và (2) ⇒\(\frac{FE}{FD}=\frac{FD}{FG}\)
⇒\(FD^2=FE.FG\)
Vậy dấu cần điền vào ô trống là "="
Câu 11: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho hình vẽ như sau:
Tính độ dài cạnh DE
Đáp án: DE= ….. (cm)
Xét △ADE và △ACB có:
\(\widehat{A}\) chung
\(\frac{AE}{AB}=\frac{AD}{AC}\) (vì \(\frac{5}{10}=\frac{6}{12}\))
⇒ △ADE∽△ACB (cạnh-góc-cạnh)
⇒\(\frac{AD}{AC}=\frac{DE}{BC}\) (cặp cạnh tương ứng)
⇒\(DE=\frac{AD.BC}{AC}=\frac{6.8}{12}=4(cm)\)
Vậy số cần điền vào ô trống là 4
Câu 12: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho hình vẽ như sau:
Tính độ dài cạnh BC (kết quả làm tròn đến số thập phân thứ nhất)
Đáp án: BC= ….. (cm)
Xét △OAB và △OBC có:
\(\widehat{AOB}=\widehat{BOC}\) (giả thiết)
\(\frac{OA}{OB}=\frac{OB}{OC}\) (vì \(\frac{6}{9}=\frac{9}{13,5}\))
⇒ △OAB∽△OBC (cạnh-góc-cạnh)
⇒\(\frac{OA}{OB}=\frac{AB}{BC}\) (cặp cạnh tương ứng)
⇒\(BC=\frac{OB.AB}{OA}=\frac{9.4,4}{6}=6,6(cm)\)
Vậy số cần điền vào ô trống là 6,6
Câu 13: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống
Cho hình vẽ như sau:
Tam giác đồng dạng với tam giác ABC là tam giác nào?
Đáp án: △ABC∽ △ …..
(Lưu ý: Viết đúng thứ tự các đỉnh)
Xét △ABC và △EFD có:
\(\widehat{BAC}=\widehat{FED}\) (giả thiết)
\(\frac{AB}{EF}=\frac{AC}{ED}\) (vì \(\frac{4}{2}=\frac{6}{3}\))
⇒ △ABC∽△EFD (cạnh-góc-cạnh)
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là EFD
Câu 14: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống
Cho hình vẽ như sau:
Tam giác DEF đồng dạng với tam giác nào?
Đáp án: △DEF∽ △ …..
(Lưu ý: Viết đúng thứ tự các đỉnh)
Xét △DEF và △PIK có:
\(\widehat{EDF}=\widehat{IPK} (=60°)\)
\(\widehat{DEF}=\widehat{PIK} (=45°)\)
⇒ △DEF∽△PIK (góc - góc)
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là PIK
Câu 15: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC có AB=8cm,AC=10cm. Trên cạnh AB và AC lần lượt lấy điểm D, E sao cho AD=5cm, AE=4cm. Tam giác ABC và tam giác AED có đồng dạng với nhau không?
A. Có
B. Không
Xét △ABC và △AED có:
\(\widehat{A}\) chung
\(\frac{AB}{AE}=\frac{AC}{AD}\) (vì \(\frac{8}{4}=\frac{10}{5}\))
⇒ △ABC∽△AED (cạnh-góc-cạnh)
Vậy đáp án đúng là A. Có
Câu 16: Chọn những đáp án đúng
(Chọn được nhiều đáp án)
Tứ giác ABCD có AB=4cm, BC=12cm,CD=16cm,AD=6cm, đường chéo BD=8cm.
Hãy chọn những đáp án đúng
A. △ABD∽△BDC
B. AB//CD
C. ABCD là hình thang
D. \(\frac{AB}{BD}=\frac{AD}{DC}=\frac{BD}{BC}\)
Xét △ABD và △BDC có:
\(\frac{AB}{BD}=\frac{BD}{DC}=\frac{AD}{BC}\) (vì \(\frac{4}{8}=\frac{8}{16}=\frac{6}{12}\)) (đáp án D sai)
⇒ △ABD∽△BDC (cạnh-cạnh-cạnh) (đáp án A đúng)
⇒ \(\widehat{ABD}=\widehat{BDC}\) (cặp góc tương ứng)
⇒ AB//CD (cặp góc so le trong bằng nhau) (đáp án B đúng)
⇒ ABCD là hình thang (định nghĩa) (đáp án C đúng)
Vậy những đáp án đúng là A, B, C
Câu 17: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho hình vẽ như sau:
Tam giác MNP và tam giác FDE có đồng dạng với nhau không?
A. Có
B. Không
△DEF có: \(\widehat{F}+\widehat{E}+\widehat{D}=180°\) (định lí tổng ba góc trong tam giác)
⇒ \(\widehat{F}=180°−(\widehat{E}+\widehat{D})=180°−(70°+50°)=60°\)
Xét △MNP và △FDE có:
\(\widehat{M}=\widehat{F} (=60°)\)
\(\widehat{N}=\widehat{D} (=50°)\)
⇒ △MNP∽△FDE (góc - góc)
Vậy đáp án đúng là A. Có
Câu 18: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống
Cho hình vẽ như sau:
Biết AB=4cm;AC=6cm, \(\widehat{ABD}=\widehat{ACB}\). Tính AD,DC (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
Đáp án: AD≈ ….. (cm); DC≈ ….. (cm)
Xét △ABD và △ACB có:
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACB}\) (giả thiết)
\(\widehat{A}\) chung
⇒ △ABD∽△ACB (góc - góc)
⇒\(\frac{AB}{AC}=\frac{AD}{AB}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒\(\frac{4}{6}=\frac{AD}{4}\)
⇒\(AD=\frac{4.4}{6}≈2,67(cm)\)
Lại có: AD+DC=AC
⇒DC=AC−AD≈6−2,67≈3,33(cm)
Vậy số cần điền vào ô trống lần lượt là 2,67;3,33
Câu 19: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Tính các độ dài x,y của các đoạn thẳng trong hình sau:
Đáp án: x= ….. (cm); y= ….. (cm)
Xét △ABC và △EDC có:
\(\widehat{ABC}=\widehat{CDE}\) (giả thiết)
\(\widehat{ACB}=\widehat{BCD}\) (cặp góc đối đỉnh)
⇒ △ABC∽△EDC (góc - góc)
⇒\(\frac{AB}{ED}=\frac{AC}{EC}=\frac{BC}{DC}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒\(\frac{4}{8}=\frac{3}{y}=\frac{x}{5}\)
⇒\(\begin{cases} x=\frac{4.5}{8}=2,5(cm) \\ y=\frac{3.8}{4}=6(cm) \end{cases} \)
Vậy số cần điền vào ô trống lần lượt là 2,5; 6
Câu 20: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho tứ giác ABCD có \(\widehat{BAC}=\widehat{CAD}, \widehat{ABC}=\widehat{ACD}\). Hai tia AD và BC cắt nhau tại H. So sánh AB.DH và BC.CH.
A. AB.DH>BC.CH
B. AB.DH=BC.CH
C. AB.DH<BC.CH
△ABC có:
\(\widehat{BAC}+\widehat{CBA}=\widehat{HCA}\) (góc ngoài tam giác)
Mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACD}\) (giả thiết) ; \(\widehat{HCA}=\widehat{ACD}+\widehat{HCD}\)
⇒ \(\widehat{HCD}=\widehat{BAC}\)
Lại có: \(\widehat{BAC}=\widehat{CAD}\)
⇒ \(\widehat{HCD}=\widehat{CAD}\) hay \(\widehat{HCD}=\widehat{CAH}\)
Xét △CDH và △ACH có:
\(\widehat{HCD}=\widehat{CAH}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{H}\) chung
⇒ △CDH∽△ACH (góc - góc)
⇒ \(\frac{CH}{AH}=\frac{DH}{CH}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒ \(\frac{CH}{DH}=\frac{AH}{CH}\) (1)
△ABH có: AC là đường phân giác (giả thiết)
⇒ \(\frac{AH}{AB}=\frac{CH}{BC}\) (tính chất đường phân giác trong tam giác)
⇒ \(\frac{AH}{CH}=\frac{AB}{BC}\) (2)
Từ (1) và (2) ⇒ \(\frac{AB}{BC}=\frac{CH}{DH}\)
⇒ AB.DH=BC.CH
Vậy đáp án đúng là B. AB.DH=BC.CH
B: Bài tập nâng cao
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho hình thoi ABCD, trên cạnh AD lấy điểm M. Đường thẳng CM cắt đường thẳng AB tại N. So sánh \(AB^2\) và DM.BN.
A. \(AB^2>DM.BN \)
B. \(AB^2<DM.BN \)
C. \(AB^2=DM.BN\)
ABCD là hình thoi (giả thiết)
⇒ \(\begin{cases} AB//CD;BC//AD \\ AB=CD=BC=AD \end{cases}\) (tính chất hình thoi)
Lại có: M∈AD;N∈AB (giả thiết)
⇒ AD//BC⇒\(\widehat{NAM}=\widehat{ABC}\)(cặp góc đồng vị)
và AN//CD⇒\(\widehat{ANM}=\widehat{MCD}\)(cặp góc so le trong)
Xét △NAM và △NBC có:
\(\widehat{NAM}=\widehat{ABC}\) (cặp góc đồng vị)
\(\widehat{N_1}\) chung
⇒ △NAM∽△NBC (góc-góc)
⇒\(\frac{NA}{NB}=\frac{AM}{BC}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒\(\frac{NA}{AM}=\frac{NB}{BC}\) hay \(\frac{NA}{AM}=\frac{NB}{AB}\) (vì AB=BC) (1)
Xét △NAM và △CDM có:
\(\widehat{ANM}=\widehat{MCD}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{M_1}=\widehat{M_2}\) (đối đỉnh)
⇒ △NAM∽△CDM (góc-góc)
⇒\(\frac{NA}{CD}=\frac{AM}{DM}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒\(\frac{NA}{AM}=\frac{CD}{DM}\) hay \(\frac{NA}{AM}=\frac{AB}{DM}\) (vì AB=CD) (2)
Từ (1) và (2) ⇒\(\frac{NB}{AB}=\frac{AB}{DM}\) ⇒\(AB^2=DM.BN\)
Vậy đáp án đúng là C. \(AB^2=DM.BN\)
Câu 2: Chọn những đáp án đúng
(Chọn được nhiều đáp án)
Cho các cặp tam giác có các cạnh có độ dài sau đây
Hãy chọn những cặp tam giác đồng dạng.
A. 1,5cm; 2cm; 3cm và 4,5cm; 6cm; 9cm
B. 2cm; 6cm; 9cm và 4cm; 13cm; 18cm
C. 3cm; 4cm; 5cm và 6cm; 8cm; 12cm
D. 1,5cm; 3cm; 4cm và 3cm; 6cm; 8cm
Đáp án A đúng vì: \(\frac{1,5}{4,5}=\frac{2}{6}=\frac{3}{9}\)
Đáp án B sai vì: \(\frac{2}{4}=\frac{9}{18}≠\frac{6}{13}\)
Đáp án C sai vì: \(\frac{3}{6}=\frac{4}{8}≠\frac{5}{12}\)
Đáp án D đúng vì: \(\frac{1,5}{3}=\frac{3}{6}=\frac{4}{8}\)
Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho hình vẽ như sau:
Tính độ dài cạnh AC.
Đáp án: AC= ….. (cm)
+) △ABH vuông tại H (giả thiết)
⇒ \(\widehat{B}+\widehat{BAH}=90°\) (hai góc phụ nhau)
Lại có: \(\widehat{CAH}+\widehat{BAH}=\widehat{BAC}=90°\)
⇒\(\widehat{B}=\widehat{CAH}\)
+) Xét △ABH và △CAH có:
\(\widehat{B}=\widehat{CAH}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{AHC}=\widehat{BHA}\) (cùng = 90°)
⇒ △ABH ∽ △CAH (góc - góc)
⇒ \(\frac{AH}{CH}=\frac{BH}{AH}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒ \(AH^2=BH.CH=9.16=144⇒AH=12(cm)\)
+) △ACH vuông tại H (giả thiết)
⇒\(AH^2+CH^2=AC^2\) (định lí py-ta-go)
⇒\(AC^2=16^2+12^2=400⇒AC=20(cm)\)
Vậy số cần điền vào ô trống là 20
Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho tam giác ABC có \(\widehat{BAC}=100°, \frac{AB}{BC}=\frac{BC}{AB+AC}\). Tính \(\widehat{ABC}\)
Đáp án: \(\widehat{B}=…..\)
+) Vẽ AD là đường phân giác của \(\widehat{BAC}\), D∈BC
⇒ \(\frac{BD}{DC}=\frac{AB}{AC}\) (tính chất đường phân giác)
⇒ \(\frac{BD}{AB}=\frac{DC}{AC}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{BD}{AB}=\frac{DC}{AC}=\frac{BD+DC}{AB+AC}=\frac{BC}{AB+AC}\)
Mà \(\frac{AB}{BC}=\frac{BC}{AB+AC}\) (giả thiết)
⇒ \(\frac{AB}{BC}=\frac{DB}{AB}\)
+) Xét △BAD và △BCA có:
\(\widehat{B}\) chung
\(\frac{AB}{BC}=\frac{DB}{AB}\) (chứng minh trên)
⇒ △BAD ∽ △BCA (cạnh-góc-cạnh)
⇒ \(\widehat{BAD}=\widehat{BCA}\) (cặp góc tương ứng)
Lại có: \(\widehat{BAD}=\frac{\widehat{BAC}}{2}=\frac{100°}{2}=50°\) (vì AD là phân giác của \(\widehat{BAC}\))
⇒\(\widehat{BCA}=50°\)
△ABC có: \(\widehat{ABC}+\widehat{BCA}+\widehat{BAC}=180°\) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)
⇒\(\widehat{ABC}=180°−(\widehat{BAC}+\widehat{BCA})=180°−(100°+50°)=30°\)
Vậy số cần điền vào ô trống là 30°
Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của cạnh BC và cạnh BC có độ dài bằng a. Biết \(\widehat{MAB}=\widehat{C}\). Tính độ dài cạnh AB theo a.
A. \(AB=\frac{a}{2}\)
B. \(AB=\frac{3a}{2} \)
C. \(AB=\frac{a\sqrt{2}}{2} \)
D. \(AB=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
Xét △ABM và △CBA có:
\(\widehat{B}\) chung
\(\widehat{MAB}=\widehat{C}\) (giả thiết)
⇒ △ABM ∽ △CBA (góc - góc)
⇒ \(\frac{AB}{BC}=\frac{BM}{BA}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ) ⇒\(AB^2=BC.BM\)
Lại có: M là trung điểm của BC (giả thiết)
⇒\(BM=\frac{1}{2}.BC=\frac{a}{2}\)
⇒\(AB^2=a.\frac{a}{2}=\frac{a^2}{2}⇒AB=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)
Vậy đáp án đúng là C. \(AB=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)
Câu 6: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống
Cho tam giác ABC, đường phân giác CD. So sánh \(CD^2\) và CA.CB.
Đáp án: \(CD^2\) ….. CA.CB
Trên BC lấy điểm F sao cho \(\widehat{CDF}=\widehat{CAB}\)
Ta có: CD là phân giác của tam giác ABC (giả thiết)
⇒ \(\widehat{C_1}=\widehat{C_2}\)
Xét △CAD và △CDF có:
\(\widehat{C_1}=\widehat{C_2}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{CAD}=\widehat{CDF}\) (cách vẽ)
⇒ △CAD ∽ △CDF (góc - góc)
⇒\( \frac{CA}{CD}=\frac{CD}{CF}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒ \(CD^2=CA.CF\)
Lại có: CF<CB
⇒CA.CF<CA.CB hay \(CD^2<CA.CB\)
Vậy dấu cần điền vào ô trống là "<"
Câu 7: Chọn những đáp án đúng
(Chọn được nhiều đáp án)
Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD,BE,CF.
Hãy chọn những đáp án đúng
A. AE.AC=AF.AB
B. △AEF∽△ABC
C. \(\widehat{AEF}=\widehat{ABC}\)
D. AE.BC=AF.AB
Xét △ABE và △ACF có:
\(\widehat{AEB}=\widehat{AFC}\) (cùng =90°)
\(\widehat{BAC}\) chung
⇒ △ABE ∽ △ACF (góc - góc)
⇒ \(\frac{AB}{AC}=\frac{AE}{AF}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒AE.AC=AF.AB (đáp án A đúng, đáp án D sai)
⇒ \(\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}\)
Xét △AEF và △ABC có:
\(\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{BAC}\) chung
⇒ △AEF ∽ △ABC (cạnh-góc-cạnh ) (đáp án B đúng)
⇒ \(\widehat{AEF}=\widehat{ABC}\) (cặp góc tương ứng) (đáp án C đúng)
Vậy những đáp án đúng là A, B, C
Câu 8: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC có \(\widehat{ABC}=2\widehat{ACB}\), AB=6cm, AC=9cm. Tính độ dài cạnh BC.
A. BC=3cm
B. BC=5cm
C. BC=6cm
D. BC=7,5cm
Kẻ đường phân giác BD của tam giác ABC
⇒ \(\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=\frac{\widehat{ABC}}{2}\) (tính chất đường phân giác)
Lại có: \(\widehat{ABC}=2\widehat{ACB}\) (giả thiết) ⇒ \(\widehat{ACB}=\frac{\widehat{ABC}}{2}\)
⇒ \(\widehat{ABD}=\widehat{ACB}\)
Xét △ABC và △ADB có:
\(\widehat{A}\) chung
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACB}\) (chứng minh trên)
⇒ △ABC ∽ △ADB (góc - góc)
⇒ \(\frac{AB}{AD}=\frac{AC}{AB}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒\(AD=\frac{AB^2}{AC}=\frac{6^2}{9}=4(cm)\)
Lại có: AD+DC=AC⇒DC=AC−AD=9−4=5(cm)
△ABC có: BD là đường phân giác (cách vẽ)
⇒ \(\frac{BC}{AB}=\frac{CD}{AD}\) (tính chất đường phân giác của tam giác)
⇒\(BC=\frac{AB.CD}{AD}=6.54=7,5\)(cm)
Vậy đáp án đúng là D. BC=7,5cm
Câu 9: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho △ABC ∽ △HIK theo tỉ số đồng dạng \(k=\frac{3}{5}\). Tính chu vi △HIK biết chu vi △ABC bằng 60cm.
A. \(C_{△HIK}=40cm\)
B. \(C_{△HIK}=80cm \)
C. \(C_{△HIK}=100cm \)
D. \(C_{△HIK}=120cm\)
Ta có:
△ABC ∽ △HIK theo tỉ số đồng dạng k=35 (giả thiết)
⇒\(\begin{cases} AB=\frac{3}{5}.HI \\ AC=\frac{3}{5}.HK \\ BC=\frac{3}{5}.IK \end{cases}\)
⇒\(AB+AC+BC=\frac{3}{5}(HI+HK+IK)\)
Hay \(C_{△ABC}=\frac{3}{5}.C_{△HIK}\)
⇒\(C_{△HIK}=\frac{5}{3}C_{△ABC}=\frac{5}{3}.60=100(cm)\)
Vậy đáp án đúng là C. \(C_{△HIK}=100cm\)
Câu 10: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Cho △ABC và các đường cao BD, CE. Tính \(\widehat{AED}\) biết \(\widehat{ACB}=50°.\)
A. \(\widehat{AED}=25°\)
B. \(\widehat{AED}=50°\)
C. \(\widehat{AED}=100° \)
D. \(\widehat{AED}=125°\)
+) BD, CE lần lượt là đường cao của △ABC (giả thiết)
⇒\(\widehat{AEC}=\widehat{ADB}=90°\)
+) Xét △ABD và △ACE có:
\(\widehat{AEC}=\widehat{ADB}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{A}\) chung
⇒△AEC ∽ △ADB (góc - góc)
⇒\(\frac{AD}{AE}=\frac{AB}{AC}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
+) Xét △ADE và △ABC có:
\(\widehat{A}\) chung
\(\frac{AD}{AE}=\frac{AB}{AC}\) (chứng minh trên)
⇒△ADE ∽ △ABC (cạnh-góc-cạnh)
⇒\(\widehat{AED}=\widehat{ACB}\) (cặp góc tương ứng)
Mà \(\widehat{ACB}=50°\) (giả thiết)
⇒\(\widehat{AED}=50°\)
Vậy đáp án đúng là B.\(\widehat{AED}=50°\)