Hình hộp chữ nhật
A: Bài tập cơ bản
Câu 1: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm và chiều cao 5 cm.
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
( 12 + 8 ) x 2 = 40 ( cm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
40 x 5 = 200 ( \(cm^2\))
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
12 x 8 = 96 ( \(cm^2\))
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
200 + 96 x 2 = 392 ( \(cm^2\))
Đáp số: 392 \(cm^2\)
Câu 2: Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có: Chiều dài 18 cm, chiều rộng 12 cm, chiều cao 14 cm.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
( 18 + 12 ) x 2 = 60 ( cm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
60 x 14 = 840 ( \(cm^2\))
Đáp số: 840 \(cm^2\)
Câu 3: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật. Đúng hay sai?
Ta có:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy
Vậy đáp án là: Sai
Câu 4: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích sáu mặt bên của hình hộp chữ nhật. Đúng hay sai?
Ta có:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.
Vậy ta chọn đáp án: Sai
Câu 5: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 125 \(dm^2\), chiều cao là 5 dm. Tính chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
125 : 5 = 25 ( dm )
Đáp số: 25 dm
Câu 6: Người ta làm một cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8 cm và chiều cao là 9 cm. Tính diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó. ( Không tính mép dán ).
Chu vi mặt đáy của cái hộp đó là:
( 12 + 8 ) x 2 = 40 ( cm )
Diện tích xung quanh của cái hộp đó là:
40 x 9 = 360 ( \(cm^2\))
Diện tích đáy của cái hộp đó là:
12 x 8 = 96 ( \(cm^2\))
Diện tích toàn phần của cái hộp đó là:
360 + 96 x 2 = 552 ( \(cm^2\) )
Vì diện tích toàn phần của cái hộp chính bằng diện tích bìa dùng để làm cái hộp nên diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó là: 552 \(cm^2\)
Đáp số: 552 \(cm^2\)
Câu 7: Một người thợ gò cái thùng tôn dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9 dm, chiều rộng 7 dm và chiều cao 8 dm. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng ( không tính mép hàn ).
Chu vi mặt đáy của thùng tôn đó là:
( 9 + 7 ) x 2 = 32 ( dm )
Diện tích xung quanh của cái thùng tôn đó là:
32 x 8 = 256 ( \(dm^2\))
Diện tích đáy của cái thùng tôn đó là:
9 x 7 = 63 ( \(dm^2\))
Diện tích toàn phần của cái thùng tôn đó là:
256 + 63 x 2 = 382 ( \(dm^2\))
Vì diện tích toàn phần của cái thùng tôn chính bằng diện tích tôn dùng để làm cái thùng tôn nên diện tích tôn dùng để làm cái thùng tôn đó là: 382\(dm^2\)
Đáp số: 382 \(dm^2\)
Câu 8: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 21 cm, chiều rộng 18 cm, chiều cao 12 cm.
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
21 x 18 x 12 = 4536 ( \(cm^3\))
Đáp số: 4536 \(cm^3\)
Câu 9: Muốn tìm thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích đáy nhân 2 . Đúng hay sai ?
Ta có:
Muốn tìm thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo )
Vậy đáp án là: Sai
Câu 10: Muốn tìm thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ) . Đúng hay sai ?
Ta có:
Muốn tìm thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo )
Vậy đáp án là: Đúng
Câu 11: Một khối kim loại hình hộp chữ nhật có chiều dài 24 dm, chiều rộng 18 dm, chiều cao 12 dm. Tính thể tích khối kim loại đó.
Thể tích của khối kim loại đó là:
24 x 18 x 12 = 5184 ( \(dm^3\))
Đáp số: 5184 \(dm^3\)
Câu 12: Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 17 dm, chiều rộng 8 dm, chiều cao 12 dm. Tính thể tích khối gỗ đó.
Thể tích của khối gỗ đó là:
17 x 8 x 12 = 1632 ( \(dm^3\))
Đáp số: 1632 \(dm^3\)
Câu 13: Điền đáp án đúng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thể tích của hình hộp chữ nhật ( a ) là:
7 x 6 x 8 = 336 ( \(cm^3\))
Thể tích của hình hộp chữ nhật ( b ) là:
9 x 5 x 10 = 450 ( \(cm^3\))
Đáp số: 336 \(cm^3\)
450 \(cm^3\)
Vậy các đáp án cần điền vào ô trống từ trái qua phải lần lượt là:
336 \(cm^3\) ; 450 \(cm^3\)
Câu 14: Một cái bể chứa nước hình hộp chữ nhật chiều dài 24 dm, chiều rộng 18 dm và chiều cao 22 dm. Hỏi bể nước đó có thể chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước? ( 1 lít = 1 \(dm^3\) )
Thể tích của bể nước đó là:
24 x 18 x 22 = 9504 ( \(dm^3\))
Số lít nước bể có thể chứa được nhiều nhất bằng thể tích của bể ( tính theo \(dm^3\)) = 9504 lít
Đáp số: 9504 lít nước
Câu 15: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng 5 cm và thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng 315 \(cm^3\). Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
315 : ( 9 x 5 ) = 7 ( cm )
Đáp số: 7 cm
Câu 16: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 24 cm, chiều cao 15 cm và thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng 6480 \(cm^3\). Tính chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
6480 : ( 24 x 15 ) = 18 ( cm )
Đáp số: 18 cm
Câu 17: Cho hình hộp chữ nhật có chiều rộng 5 cm, chiều cao 12 cm và thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng 600 \(cm^3\). Tính chiều dài của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều dài của hình hộp chữ nhật đó là:
600 : ( 5 x 12 ) = 10 ( cm )
Đáp số: 10 cm
Câu 18:
Hình hộp chữ nhật trên có các cạnh bên là:
Hình hộp chữ nhật đã cho có các mặt bên:
Mặt bên ABNM, mặt bên DCPQ, mặt bên DAMQ, mặt bên CBNP
Câu 19:
Mặt đáy ABCD của hình hộp chữ nhật trên có các cặp cạnh nào bằng nhau?
Mặt đáy ABCD của hình hộp chữ nhật đã cho có các cặp cạnh bằng nhau là:
Cạnh AB = CD; cạnh AD = BC
Câu 20: Điền đáp án đúng
Hình hộp chữ nhật có ..... đỉnh
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh
Vậy số cần điền là 8
B: Bài tập trung bình
Câu 1: Bạn Ngọc nói: " Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng chu vi mặt đáy nhân với 2 rồi nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ) " . Đúng hay sai ?
Ta có:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng chu vi mặt đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ).
Vậy bạn Ngọc nói sai
Vậy đáp án là: " Sai "
Câu 2: Bạn Hương nói: " Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích mặt đáy nhân với chiều cao " . Đúng hay sai ?
Ta có:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng chu vi mặt đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ).
Vậy bạn Hương nói sai
Vậy đáp án là: " Sai "
Câu 3: Bạn Sâu nói: " Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích đáy " . Đúng hay sai ?
Ta có:
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Vậy bạn Sâu nói sai
Vậy đáp án là: " Sai "
Câu 4: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 15 m, chiều rộng 12m5cm và chiều cao 10m. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
Đổi 12m5cm = 12,05 m
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
( 15 + 12,05 ) x 2 = 54,1 ( m )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
54,1 x 10 = 541( \(m^2\))
Đáp số: 541 \(m^2\)
Câu 5: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: Chiều dài 18 cm, chiều rộng 1,6 dm và chiều cao 1,2 dm.
Đổi: 1,6dm = 16 cm ; 1,2 dm = 12 cm
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
( 18 + 16 ) x 2 = 68 ( cm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
68 x 12 = 816 ( \(cm^2\))
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
18 x 16 = 288 ( \(cm^2\))
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
816 + 288 x 2 = 1392 ( \(cm^2\))
Đáp số: 1392 \(cm^2\)
Câu 6: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 144 \(cm^2\), chiều cao là 0,4dm. Tính chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó.
Đổi 0,4 dm = 4cm
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
144 : 4 = 36 ( cm )
Đáp số: 36 cm
Câu 7: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 58,88 \(cm^2\), chiều dài là 4,7 cm, chiều rộng là 4,5 cm. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
( 4,7 + 4,5 ) x 2 = 18,4 ( cm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
58,88 : 18,4 = 3,2 ( cm )
Đáp số: 3,2 cm
Câu 8: Người ta xây tường rào xung quanh một cái hồ hình chữ nhật có chiều dài 18m, chiều rộng 15m. Bức tường cao 5m. Cứ mỗi mét vuông xây lên tốn 40000 đồng. Hỏi xây bức tường đó hết tất cả bao nhiêu tiền ?
Chu vi mặt đáy của cái hồ đó là:
( 18 + 15 ) x 2 = 66 ( m )
Diện tích bức tường rào đó là:
66 x 5 = 330 ( \(m^2\))
Xây hết bức tường rào đó hết số tiền là:
40000 x 330 = 13 200 000 ( đồng )
Đáp số: 13 200 000 đồng
Câu 9: Một người thợ gò cái thùng tôn dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 dm, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 0,3 m và chiều cao 7 dm. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng ( không tính mép hàn ).
Đổi 0,3 m = 3 dm
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:
8 - 3 = 5 ( dm )
Chu vi mặt đáy của thùng tôn đó là:
( 8 + 5 ) x 2 = 26 ( dm )
Diện tích xung quanh của cái thùng tôn đó là:
26 x 7 = 182 ( \(dm^2\))
Diện tích đáy của cái thùng tôn đó là:
8 x 5 = 40 ( \(dm^2\))
Diện tích toàn phần của cái thùng tôn đó là:
182 + 40 x 2 = 262( \(dm^2\))
Vì diện tích toàn phần của cái thùng tôn chính bằng diện tích tôn dùng để làm cái thùng tôn nên diện tích tôn dùng để làm cái thùng tôn đó là: 262 \(dm^2\)
Đáp số: 262 \(dm^2\)
Câu 10: Một cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5 m, chiều rộng 1,2 m và chiều cao 8 dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng tôn đó. Hỏi diện tích quét sơn là bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
Đổi 1,5 m = 15 dm ; 1,2 m = 12 dm
Chu vi mặt đáy của thùng tôn đó là:
( 15 + 12 ) x 2 = 54 ( dm )
Diện tích xung quanh của cái thùng tôn đó là:
54 x 8 = 432 ( \(dm^2\))
Diện tích đáy của cái thùng tôn đó là:
15 x 12 = 180 ( \(dm^2\))
Diện tích thùng tôn đó được quét sơn là:
432 + 180 = 612 ( \(dm^2\))
Đáp số: 612 \(dm^2\)
Câu 11: Người ta làm một cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều rộng 1 dm và chiều cao 9 cm. Tính diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó ( không tính mép dán ).
Đổi 1 dm = 10 cm
Chu vi mặt đáy của thùng tôn đó là:
( 12 + 10 ) x 2 = 44 ( cm )
Diện tích xung quanh của cái hộp đó là:
44 x 9 = 396 ( \(cm^2\))
Diện tích đáy của cái hộp đó là:
12 x 10 = 120 ( \(cm^2\))
Diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó là:
396 + 120 x 2 = 636 ( \(cm^2\))
Đáp số: 636 \(cm^2\)
Câu 12: Một cái bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 dm, chiều rộng 18 dm, và chiều cao 20 dm. Người ta đổ vào bể nước là 5400 lít ( 1 lít = 1 \(dm^3\)). Hỏi độ cao của mực nước là bao nhiêu đề - xi - mét ?
Thể tích của phần nước có trong bể ( tính theo
dm^3 ) bằng số lít nước và bằng 5400 \(dm^3\)
Độ cao của mực nước là:
5400 : ( 20 x 18 ) = 15 ( dm )
Đáp số: 15 dm
Câu 13: Một cái bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,8 m ; chiều rộng 1,2 m và chiều cao 1,5 m. Hỏi bể nước đó có thể chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước ( 1 lít = \(dm^3\)) ?
Đổi: 1,8 m = 18 dm ; 1,2 m = 12 dm ; 1,5 m = 15 dm
Thể tích của bể nước đó là:
18 x 12 x 15 = 3240 ( \(dm^3\))
Số lít nước bể có thể chứa được nhiều nhất bằng với thể tích của bể ( tính theo \(dm^3\)) và bằng 3240 lít
Đáp số: 3240 lít nước
Câu 14: Cho hình hộp chữ nhật có kích thước độ dài các cạnh lần lượt là: 18 dm ; 15 dm ; 2 m. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó.
Đổi: 2 m = 20 dm
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
18 x 15 x 20 = 5400 ( \(dm^3\))
Đáp số: 5400 \(dm^3\)
Câu 15: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 24 cm, chiều rộng bằng chiều dài và ngắn hơn chiều cao là 9 cm. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
24 : 3 = 8 ( cm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
8 + 9 = 17 ( cm )
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
24 x 8 x 17 = 3264 ( \(cm^3\))
Đáp số: 3264 \(cm^3\)
Câu 16: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 1,2 dm và thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng 3240 \(cm^3\). Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
Đổi: 1,2 dm = 12 cm
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
3240 : ( 15 x 12 ) = 18 ( cm )
Đáp số: 18 cm
Câu 17: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 12 dm, chiều cao bằng chiều dài và thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng 672 \(dm^3\). Tính chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
( dm )
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
672 : ( 12 x 8 ) = 7 ( dm )
Đáp số: 7 dm
Câu 18: Cho hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 5652 \(cm^3\) và chiều cao bằng của 54 cm. Tính diện tích đáy của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
54 : 3 = 18 ( cm )
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
5652 : 18 = 314 ( \(cm^2\))
Đáp số: 314 \(cm^2\)
Câu 19: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 1050 \(cm^2\). Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó biết chiều dài bằng 20 cm, chiều rộng bằng 15 cm.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
( 20 + 15 ) x 2 = 70 ( cm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
1050 : 70 = 15 ( cm )
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
20 x 15 x 15 = 4500 ( \(cm^3\))
Đáp số: 4500 \(cm^3\)
Câu 20: Một khối sắt dạng hình hộp chữ nhật có chiều rộng 24 dm, chiều dài dài hơn chiều rộng 6 dm và ngắn hơn chiều cao 2 dm. Tính thể tích của khối sắt đó.
Chiều dài của khối sắt đó là:
24 + 6 = 30 ( dm )
Chiều cao của khối sắt đó là:
30 + 2 = 32 ( dm )
Thể tích của khối sắt đó là:
30 x 24 x 32 = 23040 ( \(dm^3\))
Đáp số: 23040 \(dm^3\)
C: Bài tập nâng cao
Câu 1: Cho hình hộp chữ nhật có chiều rộng 12 cm, chiều dài dài hơn chiều rộng 7 cm và dài hơn chiều cao 5 cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều dài của hình hộp chữ nhật là:
12 + 7 = 19 ( cm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
19 - 5 = 14 ( cm )
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
( 19 + 12 ) x 2 = 62 ( cm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
62 x 14 = 868 ( \(cm^2\))
Đáp số: 868 \(cm^2\)
Câu 2: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 432 \(cm^2\) và chiều cao là 8 cm. Biết chiều dài hình hộp chữ nhật dài hơn chiều rộng là 3 cm. Vậy chiều dài hình hộp chữ nhật là ..... cm, chiều rộng hình hộp chữ nhật là ..... cm
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
432 : 8 = 54 ( cm )
Nửa chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
54 : 2 = 27 ( cm )
Chiều dài của hình hộp chữ nhật là:
( 27 + 3 ) : 2 = 15 ( cm )
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:
27 - 15 = 12 ( cm )
Đáp số: 15 cm
12 cm
Câu 3: Một hình chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 1260 \(cm^2\) và có chiều cao bằng của 105 cm. Tính chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
105 : 7 = 15 ( cm )
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
1260 : 15 = 84 ( cm )
Đáp số: 84 cm
Câu 4: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 240 \(cm^2\) và có nửa chu vi mặt đáy bằng 15 cm. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
15 x 2 = 30 ( cm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
240 : 30 = 8 ( cm )
Đáp số: 8 cm
Câu 5: Cho hình hộp chữ nhật có nửa chu vi mặt đáy bằng 27 cm, chiều dài hơn chiều rộng 5 cm và chiều cao của hình hộp chữ nhật là 9 cm. Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều dài của hình hộp chữ nhật là:
( 27 + 5 ) : 2 = 16 ( cm )
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:
27 - 16 = 11 ( cm )
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
27 x 2 = 54 ( cm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
54 x 9 = 486 ( \(cm^2\))
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
16 x 11 = 176 ( \(cm^2\))
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
486 + 176 x 2 = 838 ( \(cm^2\))
Đáp số: 838 \(cm^2\)
Câu 6: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 1470 \(cm^2\). Biết chiều cao của hình hộp chữ nhật là 15 cm. Tính tổng chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
1470 : 15 = 98 ( cm )
Tổng chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
98 : 2 = 49 ( cm )
Đáp số: 49 cm
Câu 7: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 7 m, chiều rộng 45 dm, chiều cao 4 m. Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa bằng 10 \(m^2\)? ( chỉ quét vôi bên trong phòng ).
Đổi 45 dm = 4,5 m
Diện tích xung quanh của căn phòng đó là:
( 7 + 4,5 ) x 2 x 4 = 92 ( \(m^2\))
Diện tích trần của căn phòng đó là:
7 x 4,5 = 31,5 ( \(m^2\))
Diện tích cần quét vôi là:
( 92 + 31,5 ) - 10 = 113,5 ( \(m^2\))
Đáp số: 113,5 \(m^2\)
Câu 8: Một người thợ gò cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 dm, chiều rộng 6 dm, chiều cao bằng chiều dài. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng ( không tính mép dán ).
Chiều cao của thùng tôn đó là:
( 10 : 5 ) x 4 = 8 ( dm )
Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:
( 10 + 6 ) x 2 x 8 = 256 ( \(dm^2\))
Diện tích đáy của thùng tôn đó là:
10 x 6 = 60 ( \(dm^2\))
Diện tích tôn dùng để làm thùng là:
256 + 60 = 316 ( \(dm^2\))
Đáp số: 316 \(dm^2\)
Câu 9: Người ta xây tường rào xung quanh một cái hồ hình chữ nhật có chiều dài 22 m, chiều rộng 18 m. Bức tường cao 4 m. Cứ mỗi mét vuông tiêu tốn hết 45 000 đồng. Hỏi xây bức tường đó hết tất cả bao nhiêu tiền ?
Diện tích bức tường rào đó được xây lên là:
( 22 + 18 ) x 2 x 4 = 320 ( \(m^2\))
Số tiền dùng để xây bức tường rào đó là:
45 000 x 320 = 14 400 000 ( đồng )
Đáp số: 14 400 000 đồng
Câu 10:
Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22 cm, chiều rộng 7 cm, chiều cao 5 cm. Tính diện tích toàn phần của của khối gạch dạng hình hộp chữ nhật do 9 viên gạch xếp thành ( xem hình vẽ ở trên )
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
7 x 3 = 21 ( cm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
5 x 3 = 15 ( cm )
Diện tích xung quanh của khối gạch đó là:
( 22 + 21 ) x 2 x 15 = 1290 ( \(cm^2\))
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
22 x 21 = 462 ( \(cm^2\))
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
1290 + 462 x 2 = 2214 ( \(cm^2\))
Đáp số: 2214 \(cm^2\)
Câu 11: Cho hình hộp chữ nhật có chiều rộng 18 dm, chiều dài hơn chiều rộng 9 dm . Biết thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng 10206 \(dm^3\). Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều dài của hình hộp chữ nhật đó là:
18 + 9 = 27 ( dm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
10206 : ( 27 x 18 ) = 21 ( dm )
Đáp số: 21 dm
Câu 12: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,8 dm, chiều rộng bằng \(\frac{3}{4}\) chiều dài và chiều cao 2,5 dm. Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng ..... \(cm^3\)
Đổi 2,8 dm = 28 cm ; 2,5 dm = 25 cm
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
( cm )
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
28 x 21 x 25 = 14700 ( \(cm^3\))
Đáp số: 14700 \(cm^3\)
Câu 13:Cho hình hộp chữ nhật có thể tích là 9000 \(dm^3\) và chiều cao 2m5dm. Tính diện tích đáy của hình hộp chữ nhật đó.
Đổi 2m5dm = 25 dm
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
9000 : 25 = 360 ( \(dm^2\))
Đáp số: 360 \(dm^2\)
Câu 14: Một cái bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 15 dm, chiều rộng 9 dm, và chiều cao 12 dm. Người ta đổ vào bể nước là 1350 lít ( 1 lít = 1 \(dm^3\)). Hỏi độ cao của mực nước là bao nhiêu đề - xi - mét ?
Thể tích của phần nước có trong bể ( tính theo \(dm^3\) ) bằng số lít nước và bằng 1350 \(dm^3\)
Độ cao của mực nước là:
1350 : ( 15 x 9 ) = 10 ( dm )
Đáp số: 10 dm
Câu 15: Một cái bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3 m; chiều rộng bằng chiều dài và chiều cao 2,2m. Hỏi bể nước đó có thể chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước ( 1 lít = 1 \(dm^3\)) ?
Đổi: 3m = 30 dm ; 2,2 m = 22 dm
Chiều rộng của bể nước đó là:
( dm )
Thể tích của bể nước đó là:
30 x 25 x 22 = 16500 ( \(dm^3\))
Số lít nước bể có thể chứa được nhiều nhất bằng với thể tích của bể ( tính theo \(dm^3\)) và bằng 16500 lít
Đáp số: 16500 lít nước
Câu 16: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 1440 \(cm^2\). Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó biết chiều dài hơn chiều rộng 6 cm và chiều cao 18 cm.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
1440 : 18 = 80 ( cm )
Tổng chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
80 : 2 = 40 ( cm )
Chiều dài của hình hộp chữ nhật đó là:
( 40 + 6 ) : 2 = 23 ( cm )
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
23 - 6 = 17 ( cm)
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
23 x 17 x 18 = 7038 ( \(cm^3\))
Đáp số: 7038 \(cm^3\)
Câu 17: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 15 dm, chiều cao ngắn hơn chiều dài 0,3 m và thể tích của hình hộp chữ nhật đó bằng 2160 \(dm^3\). Tính chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó.
Đổi 0,3 m = 3 dm
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
15 - 3 = 12 ( dm )
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:
2160 : ( 15 x 12 ) = 12 ( dm )
Đáp số: 12 dm
Câu 18: Cho hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 5400 \(cm^3\). Biết chiều dài là 20 cm , chiều rộng là 18 cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
5400 : ( 20 x 18 ) = 15 ( cm )
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
( 20 + 18 ) x 2 = 76 ( cm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
76 x 15 = 1140 ( \(cm^2\))
Đáp số: 1140 \(cm^2\)
Câu 19: Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 2150 \(cm^2\). Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó biết chiều dài bằng 24 cm, chiều rộng bằng 19 cm.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
( 24 + 19 ) x 2 = 86 ( cm )
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
2150 : 86 = 25 ( cm )
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
24 x 19 x 25 = 11400 ( \(cm^3\))
Đáp số: 11400 \(cm^3\)
Câu 20: Điền đáp án đúng
Cho hình hộp chữ nhật có số đo như hình vẽ. Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: ..... \(dm^3 \)
Đổi 3m5dm = 35 dm ; 2m8dm = 28 dm
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
35 x 25 x 28 = 24500 ( \(dm^3\))
Đáp số: 24500 \(dm^3\)