Phân tích đa thức thành nhân tử
A: Bài tập cơ bản:
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Biểu thức A=\(40x^2+15xz+8x+3z\) có giá trị bằng 0 khi:
A. x=5 hoặc z=3
B. 2x=z hoặc 5x=z
C. \(x=−\frac{1}{5}\) hoặc \(z=\frac{8}{15} \)
D. \(z=−\frac{8}{3}.x\) hoặc \(x=−\frac{1}{5}\)
Ta có :
A=\(40x^2+15xz+8x+3z\)
=\((40x^2+15xz)+(8x+3z)\)
=5x(8x+3z)+(8x+3z)
=(8x+3z)(5x+1)
Để A=0 tức là
(8x+3z)(5x+1)=0
⇒\(\left[ \begin{array}\ 8x + 3z &=& 0 \\ 5x + 1 &=& 0 \end{array} \right.\)
⇔\(\left[ \begin{array}\ z &=& −\frac{8}{3}x \\ x &=& −\frac{1}{5} \end{array} \right.\)
Vậy đáp án là D.
Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
Biểu thức \(y^2−4yz−3y+12z\) có một nhân tử là y+3. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta có:
\(y^2−4yz−3y+12z\)
=\((y^2−4yz)−(3y−12z)\)
=y(y−4z)−3(y−4z)
=(y−4z)(y−3)
Biểu thức không chứa nhân tử y+3
Vậy đáp án là Sai.
Câu 3: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
Khẳng định dưới đây đúng hay sai
Biểu thức \(x^3−6x^2+12x−8\) là lập phương của một hiệu. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta có:
\(x^3−6x^2+12x−8=(x−2)^3\)
Biểu thức là lập phương của một hiệu.
Vậy đáp án là A.Đúng.
Câu 4: Điền kết quả vào ô trống
Phân tích đa thức thành nhân tử rồi tính giá trị của biểu thức \(a^5−a^3+a^2−1\) tại a=1.
Đáp án là: …..
Cách 1: \(a^5−a^3+a^2−1\)
=\((a^5−a^3)+(a^2−1)\)
=\(a^3(a^2−1)+(a^2−1)\)
=\((a^2−1)(a^3+1)\)
=\((a+1)(a−1)(a+1)(a^2−a+1)\)
=\((a+1)^2(a−1)(a^2−a+1)\)
Thay a=1 vào biểu thức đã thu gọn, ta được:
\((1+1)^2(1−1)(1^2−1+1)=0\)
Cách 2: Thay a=1 vào biểu thức a5−a3+a2−1, ta được:
\(1^5−1^3+1^2−1=1−1+1−1=0\)
Do đó số phải điền vào ô trống là 0.
Câu 5: Điền kết quả vào ô trống
Phân tích đa thức thành nhân tử rồi tính giá trị của biểu thức x(y−1)−y(y−1) tại x=200; y=2.
Đáp án là: …..
Ta có:
x(y−1)−y(y−1)=(y−1)(x−y)
Thay x=200;y=2 vào biểu thức ta được:
(2−1)(200−2)=1.198=198 .
Do đó phải điền vào ô trống là 198.
Câu 6: Điền vào ô trống trong kết quả phân tích đa thức thành nhân tử
\(27z^3−27y^2z=(.....)×(z−y)×(.....)\)
Ta có:\(27z^3−27y^2z=27z(z^2−y^2)=27z(z+y)(z−y).\)
Vậy đáp án cần điền là 27z và y+z.
Câu 7: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \((2x−1)^2−(x+3)^2\) thành nhân tử, ta được:
A. (x−2)(3x+4)
B. (x−4)(3x+2)
C. (3x−4)(3x+2)
D. (3x−2)(3x+3)
Ta có:
\((2x−1)^2−(x+3)^2=[(2x−1)+(x+3)][(2x−1)−(x+3)]=(3x+2)(x−4).\)
Vậy đáp án là B.
Câu 8: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
Khẳng định dưới đây đúng hay sai
Khi phân tích đa thức \(x^2+2xz−y^2+2ty+z^2−t^2\) thành nhân tử thì có một nhân tử là x+z−y+t
A. Đúng
B. Sai
Ta có:
\(x^2+2xz−y^2+2ty+z^2−t^2=(x^2+2xz+z^2)−(y^2−2yt+t^2)=(x+z)^2−(y−t)^2=(x+z+y−t)(x+z−y+t)\)
Vậy đáp án là A. Đúng
Câu 9: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức A=\(a^3+a^2b−a^2c−abc\) thành nhân tử thì sẽ có một nhân tử là:
A. a+c
B. a−c
C. a−b
D. \(a^2−2\)
Ta có :
A=\(a^3+a^2b−a^2c−abc\)
=\((a^3+a^2b)−(a^2c+abc)\)
=\(a^2(a+b)−ac(a+b)\)
=\((a^2−ac)(a+b)\)
=a(a+b)(a−c)
Vậy đáp án là B
Câu 10: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức A=\(x^2+x+y^2+y+2xy\) có giá trị bằng 0 thì mối liên hệ giữa x và y là:
A. x+y=1
B. x=y=1
C. x=y=2
D. x+y=0 hoặc x+y+1=0
Ta có :
A=\(x^2+x+y^2+y+2xy\)
=\((x^2+2xy+y^2)+(x+y)\)
=\((x+y)^2+(x+y)\)
=(x+y)(x+y+1)
Để A=0 thì: \(\left[ \begin{array}\ x+y &=& 0 \\ x+y+1 &=& 0 \end{array} \right.\)
Vậy đáp án là D
Câu 11: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức A=\(ax^2+ay−bx^2−by\) có giá trị bằng 0 thì mối liên hệ giữa x,y,a và b là:
A. a=−b
B. \(ax^2=y\)
C. a=b hoặc \(x^2=−y\) với y<0.
D. a=b=x=y
Ta có :
A=\(ax^2+ay−bx^2−by\)
=\((ax^2+ay)−(bx^2+by)\)
=\(a(x^2+y)−b(x^2+y)\)
=\((x^2+y)(a−b)\)
Để A=0 thì \(\left[ \begin{array}\ a−b &=& 0 \\ x^2+y &=& 0 \end{array} \right. ⇔\left[ \begin{array}\ a &=& b \\ x^2 &=& −y (y<0) \end{array} \right.\)
Vậy đáp án là C
Câu 12: Điền kết quả vào ô trống
Phân tích đa thức thành nhân tử rồi thực hiện tính giá trị của đa thức \(2xy−x^2−y^2+16\) với x=−2;y=3
Giá trị của đa thức là: …..
Ta có:
\(2xy−x^2−y^2+16\)
=\(−(x^2−2xy+y^2)+16\)
=\(4^2−(x−y)^2\)
=(2+x−y)(2−x+y)
Thay x=−2;y=3, ta được:
(4+x−y)(4−x+y)=(4−2−3)(4+2+3)=(−1).9=−9
Do đó phải điền vào ô trống là −9
Câu 13: Điền vào ô trống trong kết quả phân tích đa thức thành nhân tử
\(x^2+9x+20=(.....)×(.....)\)
Ta có:
\(x^2+9x+20\)
=\(x^2+5x+4x+20\)
=\((x^2+5x)+(4x+20)\)
=x(x+5)+4(x+5)=(x+5)(x+4)
Vậy đáp án cần điền là x+5 và x+4
Câu 14: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \(x^2+x−20\) thành nhân tử, ta được:
A. (x+5)(x+4)
B. (x−5)(x−4)
C. (x−5)(x+4)
D. (x+5)(x−4)
Ta có:
\(x^2+x−20\)
=\(x^2−4x+5x−20\)
=\((x^2−4x)+(5x−20)\)
=x(x−4)+5(x−4)
=(x−4)(x+5)
Vậy đáp án là D
Câu 15: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \(x^2−5x+6\) thành nhân tử, ta được:
A. (x−3)(x−2)
B. (x−3)(x+2)
C. (x+3)(x−2)
D. (x+3)(x+2)
Ta có:
\(x^2−5x+6\)
=\(x^2−2x−3x+6\)
=\((x^2−2x)−(3x−6)\)
=x(x−2)−3(x−2)
=(x−2)(x−3)
Vậy đáp án là A
B: Bài tập trung bình
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức \(y^2(x^2+y)−zx^2−zy\) có một nhân tử là:
A. \(y^2−z \)
B. \(y^2+z \)
C. \(x^2−y \)
D. \(x^2−z\)
Ta có :
\(y^2(x^2+y)−zx^2−zy\)
=\(y^2(x^2+y)−(zx^2+zy)\)
=\(y^2(x^2+y)−z(x^2+y)\)
=\((x^2+y)(y^2−z).\)
Vậy đáp án là A.
Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức \((x+y)^3−x^3−y^3\) có một nhân tử là:
A. x+y−1
B. x−y+1
C. x+y
D. \((x+y)^3\)
Cách 1: Ta có:
\((x+y)^3−x^3−y^3\)
=\((x+y)^3−(x^3+y^3)\)
=\((x+y)^3−(x+y)(x^2−xy+y^2)\)
=\((x+y)[(x+y)^2−(x^2−xy+y^2)]\)
=\((x+y)[x^2+2xy+y^2−x^2+xy−y^2]\)
=\((x+y)3xy\)
Cách 2: Ta có:
\((x+y)^3−x^3−y^3\)
=\(x^3+3x^2y+3xy^2+y^3−x^3−y^3\)
=\(3x^2y+3xy^2\)
=3xy(x+y) .
Vậy đáp án là C.
Câu 3: Điền kết quả vào ô trống trong phép tính sau
Tính nhanh. (Không sử dụng máy tính)
15,8.35+15,8.65=.....
Ta có:
15,8.35+15,8.65
=15,8(35+65)
=15,8.100
=1580 .
Do đó phải điền vào ô trống là 1580.
Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
Khẳng định dưới đây đúng hay sai
Biểu thức \((4n−3)^2−(3n−4)^2\) luôn chia hết cho 7 với mọi n∈Z
A. Đúng
B. Sai
Ta có:
\((4n−3)^2−(3n−4)^2\)
=[(4n−3)−(3n−4)][(4n−3)+(3n−4)]
=(n+1).(7n−7)
=(n+1).7(n−1)
=7(n+1)(n−1)
Do7⋮7⇒7(n+1)(n−1)⋮7với mọi n∈Z.
Vậy đáp án là A. Đúng.
Câu 5: Điền kết quả vào ô trống
Phân tích đa thức \(a^3−b^3+2b−2a\) thành nhân tử rồi tính giá trị biểu thức tại a=−3;b=3.
Đáp án là: …..
\(a^3−b^3+2b−2a\)
=\((a^3−b^3)+(2b−2a)\)
=\((a−b)(a^2+ab+b^2)+2(b−a)\)
=\((a−b)(a^2+ab+b^2)−2(a−b)\)
=\((a−b)(a^2+ab+b^2−2)\)
Thay a=−3;b=3 vào biểu thức sau khi thu gọn, ta được:
\((a−b)(a^2+ab+b^2−2)\)
=\((−3−3)[(−3)^2+(−3).3+3^2−2]\)
=(−6).7=−42 .
Do đó số phải điền vào ô trống là −42.
Câu 6: Chọn đáp án đúng
\(8y^3−\frac{1}{8}z^3=(a+b)(4y^2+yz+\frac{1}{4}z^2)\)
a,b=?
A. \(a=2y;b=−\frac{z}{2}\)
B. \(a=y;b=\frac{z}{2} \)
C. \(a=y;b=−\frac{z}{2}\)
Ta có:
\(8y^3−\frac{1}{8}z^3\)
=\((2y)^3−(\frac{1}{2}z)^3\)
=\((2y−\frac{1}{2}z)(4y^2+yz+\frac{1}{4}z^2)\)
Vậy đáp án là A
Câu 7: Điền vào ô trống trong kết quả phân tích đa thức thành nhân tử
\(3y^2+9yz−2y−6z=(....)(y+3z)\)
Ta có:
\(3y^2+9yz−2y−6z\)
=\((3y^2+9yz)−(2y+6z)\)
=3y(y+3z)−2(y+3z)
=(y+3z)(3y−2)
Vậy đáp án cần điền là 3y−2
Câu 8: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \((8a^3−27b^3)−2a(4a^2−9b^2)\) thành nhân tử, ta được:
A. \(9b^2(a−b) \)
B. \(9b^2(2a−3b) \)
C. \(18b^2(a−b) \)
D. \(b^2(2a−3b)\)
Ta có:
\((8a^3−27b^3)−2a(4a^2−9b^2)\)
=\([(2a)^3−(3b)^3]−2a[(2a)^2−(3b)^2]\)
=\([(2a−3b)(4a^2+6ab+9b^2)]−2a[(2a+3b)(2a−3b)]\)
=\((2a−3b)[(4a^2+6ab+9b^2)−2a(2a+3b)]\)
=\((2a−3b)(4a^2+6ab+9b^2−4a^2−6ab)\)
=\((2a−3b).9b^2\)
Vậy đáp án là B.
Câu 9: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
Khẳng định dưới đây đúng hay sai
Với x,y,z∈Z thì \(\frac{27}{64}x^3y^6+\frac{9}{8}x^2y^4z^2+xy^2z^4+\frac{8}{27}z^6\) là lập phương của một tổng.
A. Đúng
B. Sai
Ta có:
\(\frac{27}{64}x^3y^6+\frac{9}{8}x^2y^4z^2+xy^2z^4+\frac{8}{27}z^6\)
=\((\frac{3}{4}xy^2)^3+3.(\frac{3}{4}xy^2)^2.(\frac{2}{3}z^2)+3.(\frac{3}{4}xy^2).(\frac{2}{3}z^2)^2+(\frac{2}{3}z^2)^3\)
=\((\frac{3}{4}xy^2+\frac{2}{3}z^2)^3\)
Vậy đáp án là A.Đúng
Câu 10: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức A=\(−7x^2+5xy+12y^2\) có giá trị bằng 0 thì mối quan hệ giữa x, y là:
A. x=y
B. x−y=0 hoặc 12y+7x=0
C. x+y=0 hoặc 12y=7x
D. x+y=1 hoặc 12y=7x
Ta có :
A=\(−7x^2+5xy+12y^2\)
=\(−7x^2−7xy+12xy+12y^2\)
=\((−7x^2−7xy)+(12xy+12y^2)\)
=−7x(x+y)+12y(x+y)
=(x+y)(−7x+12y)
Để A = 0 thì \(\left[ \begin{array}\ x+y &=& 0 \\ −7x+12y &=& 0 \end{array} \right.\)
Do đó x+y=0 hoặc 12y=7x thì A = 0
Vậy đáp án là C
Câu 11: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức A=\(3x^2(x+1)−5x(x+1)^2+4(x+1)\) có giá trị bằng 0 thì:
A. x=−1
B. x=−2
C. x=−3
D. x=−41
Ta có :
A=\(3x^2(x+1)−5x(x+1)+4(x+1)\)
=\((x+1)(3x^2−5x^2−5x+4)\)
=\((x+1)(−2x^2−5x+4)\)
Để A=0 thì \(\left[ \begin{array}\ x+1 &=& 0 \\ −2x^2−5x+4 &=& 0 \end{array} \right.\)
⇒ x = -1
Vậy đáp án là A
Câu 12: Điền kết quả vào ô trống
Phân tích đa thức thành nhân tử rồi thực hiện tính giá trị của đa thức \(x^3−7x−6\) với x=−9
Giá trị của biểu thức là: …..
\(x^3−7x−6\)
=\(x^3−x−6x−6\)
=\((x^3−x)−(6x+6)\)
=\(x(x^2−1)−6(x+1)\)
=x(x−1)(x+1)−6(x+1)
=\((x+1)(x^2−x−6)\)
=\((x+1)(x^2+2x−3x−6)\)
=\((x+1)[(x^2+2x)−(3x+6)]\)
=(x+1)[x(x+2)−3(x+2)]
=(x+1)(x+2)(x−3)
Thay x=−9 vào đa thức, ta được:
(x+1)(x+2)(x−3)
=(−9+1)(−9+2)(−9−3)
=−8.(−7).(−12)=−672
Do đó phải điền vào ô trống là −672
Câu 13: Phân tích đa thức sau thành nhân tử
\(a^3−6a^2+11a−6=0\)
Ta có:
\(a^3−6a^2+11a−6=0\)
⇔ \(a^3−a^2−5a^2+5a+6a−6=0\)
⇔ \((a^3−a^2)−(5a^2−5a)+(6a−6)\)
⇔ \(a^2(a−1)−5a(a−1)+6(a−1)=0\)
⇔ \((a−1)(a^2−5a+6)=0\)
⇔ \((a−1)(a^2−2a−3a+6)=0\)
⇔ (a−1)[a(a−2)−3(a−2)]=0
⇔ (a−1)(a−2)(a−3)=0
⇒\(\left[ \begin{array}\ a−1 &=& 0 \\ a−2 &=& 0 \\ a−3 &=& 0 \end{array} \right.\)
⇔\(\left[ \begin{array}\ a &=& 1 \\ a &=& 2 \\ a &=& 3 \end{array} \right.\)
Vậy đa thức trên có 3 giá trị là 1,2 và 3
Câu 14: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \(4x^4+81\) thành nhân tử, ta được:
A. \((2x^2−6x+9)(2x^2+6x+9) \)
B. \((2x^2+6x−9)(2x^2−6x+9)\)
C. \((2x^2−9)(2x^2+9) \)
D. \((2x^2+9)(2x^2+6x+9)\)
\(4x^4+81\)
=\(4x^4+36x^2+81−36x^2\)
=\((x^2)^2+2.2x^2.9+9^2−36x^2\)
=\((2x^2+9)^2−(6x)^2\)
=\((2x^2+9+6x)(2x^2+9−6x)\)
Vậy đáp án là A
Câu 15: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \(x^2(x^2+4)−x^2+4\) thành nhân tử, ta được:
A. \((x^2+4−x)(x^2+4+x) \)
B. \((x^2+4−x)^2 \)
C. \((x^2−x+2)(x^2+x+2) \)
D. \((x^2+x+2)^2\)
Ta có:
\(x^2(x^2+4)−x^2+4\)
=\(x^4+4x^2−x^2+4\)
=\(x^4+4x^2+4−x^2\)
=\((x^4+4x^2+4)−x^2\)
=\((x^2+2)^2−x^2\)
=\((x^2+2+x)(x^2+2−x)\)
Vậy đáp án là C
C: Bài tập nâng cao
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \(x^4+2x^3+2x^2+2x+1\) thành nhân tử thì sẽ có một nhân tử là:
A. 1−x
B. \((x+1)^2 \)
C. \((x−1)^2 \)
D. \(x^2−1\)
Ta có :
\(x^4+2x^3+2x^2+2x+1\)
=\((x^4+2x^2+1)+(2x^3+2x)\)
=\((x^2+1)^2+2x(x^2+1)\)
=\((x^2+1)(x^2+1+2x)\)
=\((x^2+1)(x+1)^2\)
Vậy đáp án là B.
Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Phân tích đa thức \((x+y)^2+3(x+y)+2\) thành nhân tử thì sẽ có một nhân tử là:
A. x+y
B. x+y−2
C. x−y−1
D. x+y+1
Ta đặt x+y=t
\((x+y)^2+3(x+y)+2\)
=\(t^2+3t+2\)
=\(t^2+t+2t+2\)
=t(t+1)+2(t+1)
=(t+1)(t+2)
=(x+y+1)(x+y+2)
Vậy đáp án là D.
Câu 3: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức A=\(x^4+x^2+2x\) có giá trị bằng 0 thì:
A. x=0 hoặc x=1
B. x=0 hoặc x=−1
C. x=0 hoặc x=2
D. x=0 hoặc x=−2
A=\(x^4+x^2+2x\)
=\(x^4−1+x^2+2x+1\)
=\((x^2+1)(x^2−1)+(x+1)^2\)
=\((x^2+1)(x+1)(x−1)+(x+1)^2\)
=\((x+1)[(x^2+1)(x−1)+(x+1)]\)
=\((x+1)(x^3−x^2+x−1+x+1)\)
=\((x+1)(x^3−x^2+2x)\)
=\((x+1)x(x^2−x+2)\)
Để A=0 thì: \((x+1)x(x^2−x+2)=0\)
⇒\(\left[ \begin{array}\ x+1 &=& 0 \\ x &=& 0 \\ x^2−x+2 &>& 0 \end{array} \right. ⇔\left[ \begin{array}\ x &=& −1 \\ x &=& 0 \end{array} \right.\)
Vậy đáp án là B
Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất
Đa thức A=\(x^3+4x^2+5x+2\) có giá trị bằng 0 thì:
A. x=−1 hoặc x=−2
B. x=1 hoặc x=2
C. x=2 hoặc x=3
D. x=−2 hoặc x=−3
Ta phân tích đa thức A thành nhân tử bằng cách đồng nhất hệ số.
A=\((x+a)(x^2+bx+c)\)
\(x^3+4x^2+5x+2=(x+a)(x^2+bx+c)\)
\(x^3+4x^2+5x+2=x^3+(a+b)x^2+(ab+c)x+ac\)
Đồng nhất hệ số vế trái và vế phải:
\(\begin{cases} a+b=4 \\ab+c=5 \\ac=2 \end{cases} ⇒\begin{cases} a=1 \\b=3 \\c=2 \end{cases}\)
Do đó:
\(x^3+4x^2+5x+2\)
=\((x+1)(x^2+3x+2)\)
=\((x+1)(x^2+x+2x+2)\)
=(x+1)(x+1)(x+2)
=\((x+1)^2(x+2)\)
Vậy A=0 tức là:
\((x+1)^2(x+2)=0\)
\(⇒\left[ \begin{array}\ x+1 &=& 0\\ x+2 &=& 0 \end{array} \right. ⇔\left[ \begin{array}\ x &=& −1 \\ x &=& −2 \end{array} \right.\)
Vậy đáp án là A.
Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
Khẳng định dưới đây đúng hay sai
Với x∈R thì A=\((x^2+1)^4+9(x^2+1)^3+21(x^2+1)^2−x^2−31≤0.\)
A. Đúng
B. Sai
Đặt \(x^2+1=t\), ta được:
A=\(t^4+9t^3+21t^2−t−30\)
=\(t^4−t+9t^3−9t^2+30t^2−30\)
=\(t(t^3−1)+9t^2(t−1)+30(t^2−1)\)
=\(t(t−1)(t^2+t+1)+9t^2(t−1)+30(t+1)(t−1)\)
=\((t−1)[t(t^2+t+1)+9t^2+30(t+1)]\)
=\((t−1)(t^3+t^2+t+9t^2+30t+30)\)
=\((t−1)(t^3+10t^2+31t+30)\)
=\((x^2+1−1)[(x^2+1)3+(x^2+1)^2+9(x^2+1)+30]\)
=\(x^2[(x^2+1)^3+(x^2+1)^2+9(x^2+1)+30]\)
Vì \(x^2≥0, x^2+1≥1\) với mọi x
⇒ \(x^2[(x^2+1)^3+(x^2+1)^2+9(x^2+1)+30] >0\) với mọi x
Vậy đáp án là: B. Sai.
Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
Khẳng định dưới đây đúng hay sai
Với x∈Z thì B=\(x^4−4x^3−2x^2+12x+9\) là bình phương một số nguyên.
A. Đúng
B. Sai
Ta có:
B=\(x^4−4x^3−2x^2+12x+9\)
=\((x^4−4x^3+4x^2)−(6x^2−12x)+9\)
=\((x^2−2x)^2−6(x^2−2x)+9\)
=\((x^2−2x−3)^2\)
=\([(x−3)(x+1)]^2\)
Do đó x∈Z nên B là bình phương một số nguyên.
Vậy đáp án là A. Đúng.
Câu 7: Tìm giá trị đúng của đa thức sau
(x+2)(x+3)(x+4)(x+5) −24=0
Ta có:
(x+2)(x+3)(x+4)(x+5)−24=0
⇔(x+2)(x+5)(x+3)(x+4)−24=0
⇔\((x^2+7x+10)(x^2+7x+12)−24=0\)
Đặt \(x^2+7x+11=t\)
⇒(t+1)(t−1)−24=0
⇔\(t^2−1−24=0\)
⇔\(t^2−25=0\)
⇔(t+5)(t−5)=0
⇒\(\left[ \begin{array}\ t+5 &=& 0 \\ t−5 &=& 0 \end{array} \right.\)
⇔\(\left[ \begin{array}\ t &=& −5 \\ t &=& 5 \end{array} \right.\)
Thay lại \(\left[ \begin{array}\ x^2+7x+11 &=& −5 \\ x^2+7x+11 &=& 5 \end{array} \right.\)
⇔\(\left[ \begin{array}\ x^2+7x+16 &=& 0 \\ x^2+7x+6 &=& 0 \end{array} \right.\)
⇔\(\left[ \begin{array}\ x &=& ∅ \\ (x+1)(x+6) &=& 0 \end{array} \right.\)
⇒\(\left[ \begin{array}\ x &=& −1 \\ x &=& −6 \end{array} \right.\)
Đáp số x=−1; x=−6
Câu 8: Lựa chọn đúng hay sai
(Lựa chọn đúng hay sai)
1. Giá trị biểu thức \((x+1)^3−(5+3x+3x^2+x^3)\) không phụ thuộc vào x
2. Với x∈N thì biểu thức \(x^3+3x^2+2x\) là tích của ba số tự nhiên liên tiếp
3. Nếu x=1;y=2 thì giá trị của biểu thức \(8x^3−12x^2y+6xy^2−y^3\) bằng 1
- Ý thứ 1: Đúng vì :
\((x+1)^3−(5+3x+3x^2+x^3)=x^3+3x^2+3x+1−5−3x−3x^2−x^3=−4\) giá trị biểu thức không phụ thuộc vào x
- Ý thứ 2: Đúng vì: \(x^3+3x^2+2x=x(x^2+3x+2)\)
=\(x(x^2+x+2x+2)=x[x(x+1)+2(x+1)]\)
=x(x+1)(x+2) là tích của ba số tự nhiên liên tiếp với x∈N
- Ý thứ 3: Sai vì: \(8x^3−12x^2y+6xy^2−y^3=(2x−y)^3\)
Thay x=1;y=2 vào: \((2x−y)^3=(2.1−2)^3=0\)
Câu 9: Điền kết quả vào ô trống
Phân tích đa thức \((a+b)^3+(c−a)^3−(b+c)^3\) thành nhân tử rồi tính giá trị biểu thức tại a=b=c=2016.
Đáp án là: …..
Ta có:
\((a+b)^3+(c−a)^3−(b+c)^3\)
=\([(a+b)^3+(c−a)^3]−(b+c)^3\)
=\([(a+b)+(c−a)][(a+b)^2−(a+b)(c−a)+(c−a)^2]−(b+c)^3\)
=\((b+c)[a^2+2ab+b^2−ac+a^2−bc+ab+c^2−2ac+a^2]−(b+c)^3\)
=\((b+c)(3a^2+b^2+c^2+3ab−3ac−bc)−(b+c)^3\)
=\((b+c)[3a^2+b^2+c^2+3ab−3ac−bc−(b+c)^2]\)
=\((b+c)(3a^2+b^2+c^2+3ab−3ac−bc−b^2−2bc−c^2)\)
=\((b+c)(3a^2+3ab−3ac−3bc)\)
=\((b+c)3(a^2+ab−ac−bc)\)
=\(3(b+c)[(a^2−ac)+(ab−bc)]\)
=3(b+c)[a(a−c)+b(a−c)]
=3(b+c)(a+b)(a−c)
Thay a=b=c=2016 vào ta được:
3(b+c)(a+b)(a−c)=3(2016+2016)(2016+2016)(2016−2016)=0
Do đó phải điền vào ô trống là 0.
Câu 10: Điền vào ô trống trong kết quả phân tích đa thức thành nhân tử
\((x^2+y^2−5)^2−4(xy−2)^2=(.....)(x+y−3)(x−y+1)(x−y−1)\)
Ta có:
\((x^2+y^2−5)2−4(xy−2)^2\)
=\((x^2+y^2−5)^2−[2(xy−2)]^2\)
=\([x^2+y^2−5−2(xy−2)].[x^2+y^2−5+2(xy−2)]\)
=\([x^2+y^2−2xy−1].[x^2+y^2+2xy−9]\)
=\([(x−y)^2−1].[(x+y)^2−9]\)
=(x−y−1)(x−y+1)(x+y−3)(x+y+3)
Vậy đáp án cần điền là x+y+3