Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn-2

Bài 1. Nghiệm của phương trình (x + 3)(x - 1) = 0 là

A. x = 1;

B. x = -3;

C. x = 1; x = -3;

D. x = -1; x = -3

Bài 2. Điều kiện xác định của phương trình 2x−2=x2x−2=x là

A. x ≠ 2;

B. x ≠-2;

C. x ≠ 2 và x ≠ 1;

D. x ≠ 2 và x ≠ 0.

Bài 3. Giải các phương trình:

a) 4x(x + 2) = 0;

b) (x – 7)(2x + 5) = 0;

c) x(3x + 5) – 9x – 15 = 0;

d) x2 - 16 + 5x(x - 4) = 0.

Bài 4. Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau:

a)\({{2x-3}\over{4x+1}}=1\);

b)\({{x-1}\over{3x+1}}+{{x-3}\over{2x+1}}={1\over5}\).

Bài 5. Giải các phương trình:

a) \({{2x}\over{x+2}}-2={x\over{x+2}}\);

b) \({2\over{x+3}}-{3\over{x-2}}={{1-5x}\over{(x+3)(x-2)}}\);

c) \({{x-5}\over{x+1}}+{5\over{x}}={6\over{x^2+x}}\).

Hiển thị phần đáp án

Bài 1. Nghiệm của phương trình (x + 3)(x - 1) = 0 là

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có (x + 3)(x - 1) = 0

Nên x + 3= 0 hoặc x - 1 = 0.

• x + 3 = 0 suy ra x = -3.

• x - 1 = 0 suy ra x = 1.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -3 và x = 1..

Bài 2. Điều kiện xác định của phương trình \({x\over{x-2}}=x\) là

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Điều kiện xác định của phương trình \({x\over{x-2}}=x\) là x - 2 ≠ 0 hay x ≠ 2.

Bài 3. Giải các phương trình:

Hướng dẫn giải

a) Ta có 5x(4x + 3) = 0

Nên 5x = 0 hoặc 4x + 3 = 0

• 5x = 0, suy ra x = 0.

• 4x + 3 = 0 hay 4x = –3, suy ra x=\(-3\over4 \)

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 0 và x=\(-3\over4 \)

b) Ta có (x – 7)(2x + 5) = 0

Nên x – 7 = 0 hoặc 2x + 5 = 0.

• x – 7 = 0 suy ra x = 7.

• 2x + 5 = 0 hay 2x = –5, suy ra x=\(-5\over2\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 7 và x=\(-5\over2\).

c) Biến đổi phương trình đã cho về phương trình tích như sau:

x(3x + 5) – 9x – 15 = 0

x(3x + 5) – 3(3x + 5) = 0

(3x + 5)(x – 3) = 0

Ta giải hai phương trình sau:

• 3x + 5 = 0 hay 3x = -5 suy ra x=\(-5\over3\).

• x -3 = 0 suy ra x = 3.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x=\(-5\over3\) và x = 3.

Bài 4. Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau:

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện xác định của phương trình là 4x +1 ≠ 0 hay x≠\(-1\over4\).

b) Ta có 3x + 1 ≠ 0 khi x≠\(-1\over3\) và 2x –+1 ≠ 0 khi x≠\(-1\over2\)

Vậy điều kiện xác định của phương trình là x≠\(-1\over3\) và x≠\(-1\over2\)

Bài 5. Giải các phương trình:

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện xác định: x ≠ –1 và x≠\(1\over2\).

Quy đồng mẫu và khử mẫu, ta được

\({2x\over{x+2}}-x={x\over{x+2}}\)

\({{2x-2(x+2)}\over{x+2}}={x\over{x+2}}\)

Suy ra 2x – 2(x + 2) = x

2x – 2x – 4 = x

x = -4 (thỏa mãn điều kiện)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = –4.

b) Điều kiện xác định: x ≠ –3 và x ≠ 2.

Quy đồng mẫu và khử mẫu, ta được

\({2\over{x+3}}-{3\over{x-2}}={{1-5x}\over{(x+3)(2x-2)}}\)

\({{2(x-2)}\over{(x+3)(x-2)}}-{{3(x+3)}\over{(x+3)(x-2)}}={{1-5x}\over{9x+3)(x-2)}}\)

Suy ra 2(x – 2) – 3(x + 3) = 1 – 5x

2x – 4 – 3x – 9 = 1 – 5x

-x - 13 = 1 - 5x

-x + 5x = 1 + 13

4x = 14

x=\(7\over2\) (thỏa mãn ĐKXĐ).

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x=\(7\over2\)

c) Điều kiện xác định: x ≠ 0 và x ≠ –1.

Quy đồng mẫu và khử mẫu, ta được

\({{x-5}\over{x+1}}+{5\over{x}}={6\over{x^2+x}}\)

\({{x(x-5)}\over{x(x+1)}}+{{5(x+1)}\over{x(x+1)}}={6\over{x(x+1)}}\)

\({{x^2-5x}\over{x(x+1)}}+{{5x+5}\over{x(x+1)}}={6\over{x(x+1)}}\)

\({{x^2+5}\over{x(x+1)}}={6\over{x(x+1)}}\)

Suy ra x2 + 5 = 6

x2 = 1

x = ±1

Đối chiếu ĐKXĐ nên suy ra x = 1 là nghiệm của phương trình.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 1..