Phương trình bậc nhất 1 ẩn

 

A: bài tập cơ bản

Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

A. 2x+1=0 

B. \(x^2=0\) 

C. \(x^2−1=0 \)

D. \(x^3+2=0\)

Hiển thị phần đáp án

Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng: ax+b=0(a≠0)

Do đó: 2x+1=0 là phương trình bậc nhất một ẩn.

Vậy đáp án là A


 

 

Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình nào sau đây không phải là phương trình bậc nhất một ẩn?

A. 2+y=0

B. y=0 

C. x+y=0 

D. 1−y=0

Hiển thị phần đáp án

x+y=0 không là phương trình bậc nhất một ẩn vì trong phương trình có chứa hai ẩn x và y

Vậy đáp án là C


 

 

Câu 3: Điền kết quả vào ô trống

Phương trình 5x−15=0 có một nghiệm x= …..

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

5x−15=0

⇔5x=15

⇔x=3

Suy ra x=3 là nghiệm của phương trình

Vậy cần điền vào ô trống là 3


 

 

Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình ax−5=0 có nghiệm x=4 thì giá trị của a là:

A. \(\frac{5}{4} \)

B. \(\frac{4}{5} \)

C. 4 

D. 5

Hiển thị phần đáp án

Thay x=4 vào phương trình ax−5=0, ta được:

a.4−5=0

⇔4a=5

\(a=\frac{5}{4}\)

Vậy đáp án là A


 

 

Câu 5: Điền kết quả vào ô trống

Phương trình y−4=−3−y có nghiệm y = …..

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

y−4=−3−y

⇔y+y=−3+4

⇔2y=1

\(y=\frac{1}{2}\)

Suy ra \(y=\frac{1}{2}\) là nghiệm của phương trình.


 

 

Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Tập nghiệm của phương trình 2x+5=20−3x là:

A. S={−15} 

B. S={20} 

C. S={5} 

D. S={3}

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

2x+5=20−3x

⇔2x+3x=20−5

⇔5x=15

⇔x=3

Phương trình có tập nghiệm là: S={3}

Vậy đáp án là D


 

 

Câu 7: Khẳng định sau đây Đúng hay Sai

Cặp phương trình 2x=2 và x−1=0 tương đương với nhau

A. Đúng 

B. Sai

Hiển thị phần đáp án

Xét 2x=2

⇔2x−2=0

⇔2(x−1)=0

⇔x−1=0

Do đó, hai phương trình 2x=2 và x−1=0 tương đương với nhau

Vậy đáp án là A.Đúng


 

 

Câu 8: Khẳng định sau đây Đúng hay Sai

Cặp phương trình x+3=0 và \(\frac{x}{x+3}=0\) tương đương với nhau.

A. Đúng 

B. Sai

Hiển thị phần đáp án

Xét x+3=0

⇔x=−3

Tập nghiệm của phương trình x+3=0 là: S={−3}

Xét phương trình còn lại:

\(\frac{x}{x+3}=0\)

⇒x=0

Tập nghiệm của phương trình \(\frac{x}{x+3}=0\) là: S={0}

Do đó, hai phương trình x+3=0 và \(\frac{x}{x+3}=0\) không tương đương với nhau

Vậy đáp án là B. Sai


 

 

Câu 9: Nối nghiệm sao cho đúng với phương trình của nó

1. Phương trình −3x+18=0

2. Phương trình 6x+36=0

3. Phương trình 4(x+1)−8=0

a. Có nghiệm x=1

b. Có nghiệm x=−6

c. Có nghiệm x=6

Hiển thị phần đáp án

Giải phương trình: −3x+18=0

⇔−3x=−18

⇔x=6

Giải phương trình 6x+36=0

⇔6x=−36

⇔x=−6

Giải phương trình 4(x+1)−8=0

⇔4x+4−8=0

⇔4x−4=0

⇔x=1

Vậy đáp án đúng là 1-c ; 2-b ; 3-a


 

 

Câu 10: Nối nghiệm sao cho đúng với phương trình của nó

1. Phương trình 5−3y=0

2. Phương trình 4+5y=0

3. Phương trình 3(1−y)=2

a. Có nghiệm \(y=\frac{1}{3} \)

b. Có nghiệm \(y=\frac{5}{3}\)

c. Có nghiệm \(y=−\frac{4}{5}\)

Hiển thị phần đáp án

Giải phương trình: 5−3y=0

⇔−3y=−5

\(y=\frac{5}{3}\)

Giải phương trình 4+5y=0

⇔5y=−4

\(y=−\frac{4}{5}\)

Giải phương trình 3(1−y)=2

⇔3−3y=2

⇔−3y=−1

\(y=\frac{1}{3}\)

Vậy đáp án đúng là 1-b ; 2-c ; 3-a


 

 

B: Bài tập trung bình

Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình nào sau đây không phải phương trình bậc nhất một ẩn?

A. 1−2y=y 

B. \((7+y)^2=y \)

C. 1−3x=5x+2 

D. x=0

Hiển thị phần đáp án

A. Phương trinh 1−2y=y là phương trình bậc nhất một ẩn y

B. Phương trình \((7+y)^2=y\) không phải phương trình bậc nhất một ẩn vì ẩn y có bậc cao nhất là 2.

C. Phương trình 1−3x=5x+2 là phương trình bậc nhất một ẩn với ẩn x.

D. Phương trình x=0 là phương trình bậc nhất một ẩn với ẩn x.

Vậy đáp án là B


 

 

Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình (3−5x)+(6x−10)−9=0 có nghiệm là:

A. x=16 

B. x=15 

C. x=14 

D. x=13

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

(3−5x)+(6x−10)−9=0

⇔3−5x+6x−10−9=0

⇔x−16=0

⇔x=16

Vậy đáp án là A


 

 

Câu 3: Khẳng định sau đây Đúng hay Sai

Cặp phương trình \(\frac{1}{5}x=0\)\(\frac{1}{5}x=x\) tương đương với nhau.

A. Đúng 

B. Sai

Hiển thị phần đáp án

Xét \(\frac{1}{5}x=0\)

⇔x=0

Tập nghiệm của phương trình \(\frac{1}{5}x=0\) là: S={0}

Xét phương trình còn lại:

\(\frac{1}{5}x=x\)

\(\frac{1}{5}x−x=0\)

\(−\frac{4}{5}x=0\)

⇔x=0

Tập nghiệm của phương trình \(\frac{1}{5}x=x\) là: S={0}

Do đó, hai phương trình \(\frac{1}{5}x=0\)\(\frac{1}{5}x=x\) tương đương với nhau

Vậy đáp án là A. Đúng


 

 

Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình nào sau đây tương đương với phương trình 2x−4=0?

A. \(x^2−4=0\) 

B. x−2=0 

C. \(x^2−2x=0\) 

D. 6x+12=0

Hiển thị phần đáp án

Ta có: 2x−4=0

⇔2(x−2)=0

⇔x−2=0

Do đó phương trình 2x−4=0 và phương trình x−2=0 tương đương với nhau

Vậy đáp án là B


 

 

Câu 5: Điền kết quả vào ô trống

Phương trình \(\frac{5x−2}{3}=\frac{5−3x}{2}\) có tập nghiệm là: S={.....}

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

\(\frac{5x−2}{3}=\frac{5−3x}{2}\)

⇔(5x−2).2=(5−3x).3

⇔10x−4=15−9x

⇔10x+9x=15+4

⇔19x=19⇔x=1

Tập nghiệm của phương trình là: S={1}

Vậy cần điền vào ô trống là 1


 

 

Câu 6: Điền kết quả vào ô trống

Phương trình \(\frac{7x−1}{6}+2x=\frac{16−x}{5}\) có tập nghiệm là: S= {.....}

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

\(\frac{7x−1}{6}+2x=\frac{16−x}{5}\)

⇔(7x−1).5+2x.30=(16−x).6

⇔35x−5+60x=96−6x

⇔95x+6x=96+5

⇔101x=101

⇔x=1

Tập nghiệm của phương trình là: S={1}


 

 

Câu 7: Hãy điền vào ô trống để được một phương trình bậc nhất một ẩn dạng ax+b=0

Biết phương trình có hệ số a=−2 và có một nghiệm là x=5

Vậy phương trình cần tìm là: …..

Hiển thị phần đáp án

Ta thay a=−2 và x=5 vào phương trình ax+b=0 được:

(−2).5+b=0

⇔−10+b=0

⇔b=10

⇒ Phương trình cần tìm có dạng: −2x+10=0

Vậy cần điền vào ô trống là: −2x+10=0


 

 

Câu 8: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Giải phương trình: 3(|x|+5)−7=0

Tập nghiệm của phương trình là:

A. S=R 

B. S=∅ 

C. \(S={\frac{8}{3}} \)

D. \(S={±\frac{8}{3}}\)

Hiển thị phần đáp án

3(|x|+5)−7=0

⇔3|x|+15−7=0

⇔3|x|+8=0

⇔3|x|=−8

Do |x|≥0 với mọi x nên phương trình vô nghiệm

Do đó phương trình có tập nghiệm S=∅

Vậy đáp án là B


 

 

Câu 9: Lựa chọn đáp án đúng nhất.

Giải phương trình 2(11−|x|)=7

Tập nghiệm của phương trình là:

A. S=R 

B. S=∅ 

C. \(S={±\frac{15}{2}} \)

D. \(S={±\frac{2}{15}}\)

Hiển thị phần đáp án

2(11−|x|)=7

⇔22−2|x|=7

⇔−2|x|=7−22

⇔−2|x|=−15

⇔2|x|=15

\(|x|=\frac{15}{2}\)

\(x=±\frac{15}{2}\)

Do đó phương trình có tập nghiệm \(S={±\frac{15}{2}}\)

Vậy đáp án là C


 

 

Câu 10: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình 1,2−(x−0,8)=−2(0,9+x) có nghiệm là:

A. x=−3 

B. x=−4 

C. x=−3,8 

D. x=−4,2

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

1,2−(x−0,8)=−2(0,9+x)

⇔1,2−x+0,8=−1,8−2x

⇔−x+2x=−1,8−1,2−0,8

⇔x=−3,8

Vậy đáp án là C


 

 

C: Bài tập nâng cao

Câu 1: Điền kết quả vào ô trống

Tìm m để phương trình 5(m+3x)(x+1)−4(1+2x)=85 có một nghiệm x=2.

Đáp án: m=.....

Hiển thị phần đáp án

Thay x=2 vào phương trình đã cho, ta được:

5(m+3x)(x+1)−4(1+2x)=85

⇔5(m+3.2)(2+1)−4(1+2.2)=85

⇔15(m+6)−4.5=85

⇔15m+70=85

⇔15m=85−70

⇔15m=15

⇔m=1

Vậy cần điền vào ô trống là 1


 

 

Câu 2: Điền kết quả vào ô trống

Tìm m để phương trình \(4(m−x)(x+7)+4(x^2−x)=96\) có một nghiệm x=25.

Đáp án: m=.....

Hiển thị phần đáp án

Thay x=25 vào phương trình đã cho, ta được:

\(4(m−x)(x+7)+4(x^2−x)=96\)

\(4(m−25)(25+7)+4(25^2−25)=96\)

⇔4.32(m−25)+4.600=96

⇔128m−3200+2400=96

⇔128m−800=96

⇔128m=96+800

⇔128m=896

⇔m=7

Vậy cần điền vào ô trống là 7


 

 

Câu 3: Điền kết quả vào ô trống

Giải phương trình \((\frac{x+1}{39}+1)+(\frac{x+2}{38}+1)=(\frac{x+3}{37}+1)+(\frac{x+4}{36}+1)\)

Đáp án: x=.....

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

\((\frac{x+1}{39}+1)+(\frac{x+2}{38}+1)=(\frac{x+3}{37}+1)+(\frac{x+4}{36}+1)\)

\(\frac{x+40}{39}+\frac{x+40}{38}=\frac{x+40}{37}+\frac{x+40}{36}\)

\(\frac{x+40}{39}+\frac{x+40}{38}−\frac{x+40}{37}−\frac{x+40}{36}=0\)

\((x+40)(\frac{1}{39}+\frac{1}{38}−\frac{1}{37}−\frac{1}{36})=0\)

Do \(\frac{1}{39}+\frac{1}{38}−\frac{1}{37}−\frac{1}{36}≠0\)

⇒x+40=0⇔x=−40

Phương trình có một nghiệm x=−40

Vậy cần điền vào ô trống là −40


 

 

Câu 4: Điền kết quả vào ô trống

Giải phương trình \(\frac{x−12}{77}+\frac{x−11}{78}=\frac{x−74}{15}+\frac{x−73}{16}\)

Đáp án: x=.....

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

\(\frac{x−12}{77}+\frac{x−11}{78}=\frac{x−74}{15}+\frac{x−73}{16}\)

\((\frac{x−12}{77}−1)+(\frac{x−11}{78}−1)=(\frac{x−74}{15}−1)+(\frac{x−73}{16}−1)\)

\(\frac{x−89}{77}+\frac{x−89}{78}=\frac{x−89}{15}+\frac{x−89}{16}\)

\(\frac{x−89}{77}+\frac{x−89}{78}−\frac{x−89}{15}−\frac{x−89}{16}=0\)

\((x−89)(\frac{1}{77}+\frac{1}{78}−\frac{1}{15}−\frac{1}{16})=0\)

Do \(\frac{1}{77}+\frac{1}{78}−\frac{1}{15}−\frac{1}{16}≠0\)

⇔x−89=0⇔x=89

Phương trình có một nghiệm x=89

Vậy cần điền vào ô trống là 89


 

 

Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Phương trình \((x+2)^3+(x−2)^3−x^3=x(x^2−4)−2\) có một nghiệm là

A. x=−3 

B. x=5 

C. \(x=−\frac{2}{7} \)

D. \(x=−\frac{1}{14}\)

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

\((x+2)^3+(x−2)^3−x^3=x(x^2−4)−2\)

\(x^3+6x^2+12x+8+x^3−6x^2+12x−8−x^3=x^3−4x−2\)

\(x^3+24x=x^3−4x−2\)

⇔24x+4x=−2

⇔28x=−2

\(x=−\frac{2}{28}\)

\(x=−\frac{1}{14}\)

Nghiệm của phương trình là: \(x=−\frac{1}{14}\)

Vậy đáp án là D


 

 

Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Cho hai biểu thức A và B sau:

\(A=(x−3)(x+4)−2(3x−2);B=(x−4)^2\)

Để A=B thì giá trị của x là:

A. 8 

B. 4 

C. −3 

D. −8

Hiển thị phần đáp án

Cho A=B ta được:

\((x−3)(x+4)−2(3x−2)=(x−4)^2\)

\(x^2+4x−3x−12−6x+4=x^2−8x+16\)

⇔−5x−8=−8x+16

⇔−5x+8x=16+8

⇔3x=24

⇔x=8

Để A=B thì x=8

Vậy đáp án là A


 

 

Câu 7: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Cho hai biểu thức A và B sau:

\(A=(x−1)(x^2+x+1)−2x;B=x(x−1)(x+1)\)

Để A=B thì giá trị của x là:

A. −3 

B. −1 

C. \(\frac{1}{2} \)

D. \(\frac{2}{3}\)

Hiển thị phần đáp án

Cho A=B ta được:

\((x−1)(x^2+x+1)−2x=x(x−1)(x+1)\)

\(x^3−1−2x=x(x^2−1)\)

⇔−1−2x=−x

⇔−2x+x=1

⇔−x=1

⇔x=−1

Để A=B thì x=−1

Vậy đáp án là B


 

 

Câu 8: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Cho hai biểu thức A và B sau:

\(A=\frac{x+4}{5}+\frac{3x+2}{10};B=\frac{x−1}{3}−7\)

Để A=B thì giá trị của x là:

A. 10 

B. 25 

C. −25 

D. −50

Hiển thị phần đáp án

Cho A=B ta được:

\(\frac{x+4}{5}+\frac{3x+2}{10}=\frac{x−1}{3}−7\)

⇔(x+4).6+(3x+2).3=(x−1).10−7.30

⇔6x+24+9x+6=10x−10−210

⇔15x+30=10x−220

⇔15x−10x=−220−30

⇔5x=−250

⇔x=−50

Để A=B thì x=−50

Vậy đáp án là D


 

 

Câu 9: Điền kết quả vào ô trống

Giải phương trình

\((\frac{1}{1.101}+\frac{1}{2.102}+\frac{1}{3.103}+...+\frac{1}{10.110})x=\frac{1}{1.11}+\frac{1}{2.12}+...+\frac{1}{100.110}\)

Đáp án: x=.....

Hiển thị phần đáp án

\((\frac{1}{1.101}+\frac{1}{2.102}+\frac{1}{3.103}+...+\frac{1}{10.110})x=\frac{1}{1.11}+\frac{1}{2.12}+...+\frac{1}{100.110} (1)\)

Đặt A=\(\frac{1}{1.101}+\frac{1}{2.102}+\frac{1}{3.103}+...+\frac{1}{10.110}\)

=\(\frac{1}{100}.(\frac{1}{1}−\frac{1}{101}+\frac{1}{2}−\frac{1}{102}+\frac{1}{3}−\frac{1}{103}+...+\frac{1}{10}−\frac{1}{110})\)

=\(\frac{1}{100}.[(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{10})−(\frac{1}{101}+\frac{1}{102}+\frac{1}{103}+...+\frac{1}{110})]\)

Đặt B=\(\frac{1}{1.11}+\frac{1}{2.12}+...+\frac{1}{100.110}\)

=\(\frac{1}{10}.(\frac{1}{1}−\frac{1}{11}+\frac{1}{2}−\frac{1}{12}+...+\frac{1}{100}−\frac{1}{110})\)

=\(\frac{1}{10}.[(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{100})−(\frac{1}{11}+\frac{1}{12}+...+\frac{1}{110})]\)

=\(\frac{1}{10}.[(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{10})−(\frac{1}{101}+\frac{1}{102}+\frac{1}{103}+...+\frac{1}{110})]\)

Do đó: 10A=B

Phương trình (1) ⇔A.x=B⇔A.x=10.A⇔x=10

Vậy phương trình có tập nghiệm S={10}

Vậy cần điền vào ô trống là 10


 

 

Câu 10: Lựa chọn đáp án đúng nhất

Đưa phương trình \(\frac{2(x−4)}{3}−\frac{9x−2}{4}=\frac{3x+1}{2}+\frac{3x−1}{6}\) về dạng phương trình bậc nhất một ẩn được kết quả là:

A. 43x+22=0 

B. 15x+30=0 

C. 43x+30=0 

D. 15x+22=0

Hiển thị phần đáp án

Ta có:

\(\frac{2(x−4)}{3}−\frac{9x−2}{4}=\frac{3x+1}{2}+\frac{3x−1}{6}\)

⇔8(x−4)−3(9x−2)=6(3x+1)+2(3x−1)

⇔8x−32−27x+6=18x+6+6x−2

⇔−19x−26=24x+4

⇔−19x−24x=4+26

⇔−43x=30

⇔43x+30=0

Vậy đáp án là C