Tiếp tuyến của đường tròn

  

  

Bài tập Cơ bản:

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất

Điền vào chỗ chấm: Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0) là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng ...
A. bằng R
B. bằng 2R
C. bằng 3R
D. bằng 4R
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Điểm M nằm trong đường tròn (O ; R) nếu
A. OM < R
B. OM = R
C. OM > R
D. OM R
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Điền vào chỗ chấm: Nếu A là một điểm của đường tròn (O) thì ta viết A ∈ (O). Khi đó ta còn nói đường tròn (O) đi qua điểm A, hay điểm A … đường tròn (O).
A. nằm trong
B. nằm ngoài
C. nằm trên
D. Đáp án khác
 
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Điền vào chỗ chấm: "Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d (hay qua trục d) nếu d là … của đoạn thẳng MM’ ”.
A. đường phân giác
B. đường trung trực
C. đường vuông góc
D. đường trung tuyến
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Đường tròn có mấy tâm đối xứng?
A. 1
B. 0
C. 2
D. Vô số
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Điền vào chỗ chấm: “ Mỗi đường thẳng qua tâm của đường tròn là một … của nó”.
A. bán kính
B. trung điểm
C. tâm đối xứng
D. trục đối xứng
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, vị trí tương đối của điểm  M(1 ; –1) và đường tròn  (O ; 2) là:
A. Điểm M nằm ngoài đường tròn.
B. Điểm M nằm trên đường tròn.
C. Điểm M nằm trong đường tròn.
D. Đáp án khác
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, vị trí tương đối của điểm  N(2 ; 0) và đường tròn  (O ; 2) là:
A. Điểm N nằm ngoài đường tròn.
B. Điểm N nằm trên đường tròn.
C. Điểm N nằm trong đường tròn.
D. Đáp án khác
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, vị trí tương đối của điểm  P(0 ; 3) và đường tròn  (O ; 2) là
A. Điểm P nằm ngoài đường tròn.
B. Điểm P nằm trên đường tròn.
C. Điểm P nằm trong đường tròn.
D. Đáp án khác
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(3 ; 0), B(–2 ; 0), C(0 ; 4). Chọn đáp án đúng:
A. Điểm A nằm trong đường tròn
(O ; 3).
B. Điểm B nằm trong đường tròn
(O ; 3).
C. Điểm C nằm trong đường tròn
(O ; 3).
D. Điểm A nằm ngoài đường tròn
(O ; 3).
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. bằng R.

Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0) là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. OM < R.

Điểm M nằm trong đường tròn (O ; R) nếu OM < R.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. nằm trên

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. nằm trên.

Nếu A là một điểm của đường tròn (O) thì ta viết A ∈ (O). Khi đó ta còn nói đường tròn (O) đi qua điểm A, hay điểm A nằm trên đường tròn (O).

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. đường trung trực

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. đường trung trực.

Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d (hay qua trục d) nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 1.

Đường tròn có một tâm đối xứng (là tâm đường tròn).

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhấtĐáp án đúng là: D. trục đối xứng

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. trục đối xứng.

Mỗi đường thẳng qua tâm của đường tròn là một trục đối xứng của nó.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhấtĐáp án đúng là: C. Điểm M nằm trong đường tròn.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. Điểm M nằm trong đường tròn.

> > O y x M 1 -1

Do OM là đường chéo của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 nên
OM = 12+12=2<2 . Vậy M nằm trong đường tròn (O ; 2).

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. Điểm N nằm trên đường tròn.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. Điểm N nằm trên đường tròn.

Vì ON = 2 nên điểm N nằm trên đường tròn.

> > O N y

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. Điểm P nằm ngoài đường tròn.

Vì OP = 3 > 2 nên điểm P nằm ngoài đường tròn.

>   

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. Điểm B nằm trong đường tròn
(O ; 3).

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. Điểm B nằm trong đường tròn (O ; 3).

Ta có OA = 3 nên điểm A nằm trên đường tròn (O ; 3).

OB = 2 < 3 nên điểm B nằm trong đường tròn (O ; 3).

OC = 4 > 3 nên điểm C nằm ngoài đường tròn (O ; 3).

> > y x O B A C

Bài tập Trung bình:

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất

Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 4 cm. Khi đó 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn bán kính bằng
A. 2 cm
B. 4 cm
C. 42 cm
D. 22 cm
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12 cm, BC = 5 cm. Bốn điểm A , B , C , D cùng thuộc một đường tròn bán kính bằng
A. 13 cm
B. 6,5 cm
C. 12 cm
D. 6 cm
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 6 cm, AC = 8 cm. Bán kính đường tròn đi qua ba điểm A, B, C là
A. 10 cm
B. 20 cm
C. 5 cm
D. 15 cm
 
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác MNP cân tại N, đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh M, N, P. Đường cao NH cắt đường tròn tại K . Bán kính của đường tròn tâm O là:
A. NM
B. NP
C. OH
D. OK
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O ; R) và năm điểm M, N, P, H, K, biết M, H, K thuộc (O ; R); N nằm trong (O ; R); P nằm ngoài (O ; R). Chọn đáp án đúng:
A. OH > OK
B. OP = OM
C. ON < OH
D. OP < OK
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hai đường tròn ( A ; 6 cm) và (B ; 4 cm) cắt nhau tại C và D,
AB = 8 cm. Gọi I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng AK bằng:
A. 2 cm
B. 3 cm
C. 4 cm
D. 6 cm
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O ; 2 cm) và (A ; 2 cm) cắt nhau tại C, D; điểm A nằm trên đường tròn tâm O. Khẳng định nào đúng nhất?.
A. Đường tròn (C ; 2 cm) đi qua hai điểm O và D.
B. Đường tròn (C ; 2 cm) đi qua hai điểm O và A.
C. Đường tròn (C ; 2 cm) đi qua hai điểm O và C.
D. Đường tròn (C ; 2 cm) đi qua hai điểm A và D.
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O ; R) và hai điểm A, B thuộc đường tròn sao cho O, A, B không thẳng hàng. Gọi M là trung điểm của AB. Biết R = 5 cm, AB = 8 cm, khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng AB bằng:
A. 2,5 cm
B. 3,5 cm
C. 2 cm
D. 3 cm
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tứ giác ABCD có B^=D^=900. Khi đó 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn có bán kính là
A. AC2
B. BD2
C. BC2
D. AD2
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O ; R) và hai điểm M , N sao cho M nằm trong và N nằm ngoài (O ; R). Chọn đáp án đúng.
A. OMN^<ONM^
B. OMN^>ONM^
C. OMN^=ONM^
 
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 22 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 22 cm.

A B C D O

Gọi O là giao điểm của AC và BD suy ra OA = OB = OC = OD, suy ra A, B, C, D cùng thuộc đường tròn (O ; OA).

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ADC vuông tại D có: AC² = AD² + DC² = 4² + 4² = 32.

Suy ra AC = 42 cm. Suy ra OA = 22 (cm).

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 6,5 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 6,5 cm.

Gọi O là giao điểm của AC và BD suy ra OA = OB = OC = OD, suy ra A, B, C, D cùng thuộc đường tròn (O ; OA).

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ADC vuông tại D có:

AC² = AD² + DC² = 5² + 12² = 169.

Suy ra AC = 13 cm. Suy ra OA = 6,5 (cm).

A B C D O

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 5 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 5 cm.

Gọi M là trung điểm của BC.
Vì tam giác ABC vuông tại A có M là trung điểm cạnh huyền BC.

Suy ra MA = MB = MC = 12BC.

Suy ra M là tâm đường tròn đi qua ba điểm A, B, C.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A có: 

BC² = AB² + AC² = 6² + 8² = 100. Suy ra BC = 10 cm, suy ra MA = 5 cm.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. OK

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. OK.

Tam giác MNP cân tại N, suy ra NH là đường cao đồng thời là đường trung trực của MP, mà O thuộc đường trung trực của MP suy ra N, O, H, K thẳng hàng. Do đó OK là bán kính của đường tròn (O).

M N P K O H

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. ON < OH.

M, H, K thuộc (O ; R) nên OM = OH = OK = R.

N nằm trong đường tròn nên ON < R.

P nằm ngoài đường tròn nên OP > R.

Suy ra ON < OH.

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 4 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 4 cm.

Hai đường tròn (A ; 6 cm) và (B ; 4cm) cắt nhau tại C và D còn I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB nên C; D; K nằm trên đường tròn (B ; 4 cm). Suy ra BC = BD = BK = 4 cm. Khi đó AK = AB – BK = 8 – 4 = 4 cm.

A B C D K I

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. Đường tròn (C ; 2 cm) đi qua hai điểm O và A.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. Đường tròn (C ; 2 cm) đi qua hai điểm O và A.

O A C D

Đường tròn (O ; 2 cm) và (A ; 2cm) cắt nhau tại C và D, điểm A nằm trên đường tròn tâm O nên OC = OD = 2 cm; AC = AD = 2 cm.

Suy ra CO = CA = 2 cm nên đường tròn (C ; 2 cm) đi qua hai điểm O và A.

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 3 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 3 cm.

O A B M

Ta có tam giác OAB cân tại O vì OA = OB = R = 5 cm.
Mà M là trung điểm của AB nên OM là đường trung tuyến của tam giác OAB.
Khi đó OM cũng là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng AB chính là đoạn thẳng OM.
Vì M là trung điểm của AB nên MA = AB : 2 = 8 : 2 = 4 cm.
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác AMO vuông tại M có OA2=OM2+AM2.
Suy ra OM2=OA2AM2=5242=9. Suy ra OM = 3 cm.

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. AC2.

O A B C D

Gọi O là trung điểm cạnh AC. Khi đó OA = OC = AC2.
Xét tam giác ABC vuông tại B có: OB = AC2 (theo định lí đường trung tuyến ứng với cạnh huyền).
Xét tam giác ABC vuông tại D có: OD = AC2 (theo định lí đường trung tuyến ứng với cạnh huyền).
Suy ra bốn điểm A , B , C , D cùng nằm trên một đường tròn tâm O, bán kính AC2.

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. OMN^>ONM^.

) ( O M N

Vì M nằm trong và N nằm ngoài (O ; R) nên OM < R và ON > R. Suy ra OM < ON.

Xét tam giác OMN có ON > OM nên OMN^>ONM^ (trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn).

Bài tập Nâng cao:

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Bán kính R của đường tròn đi qua ba đỉnh tam giác ABC đều, cạnh 3 cm là:
A. 23 cm
B. 22 cm
C. 3 cm
D. 2 cm
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình vẽ như sau. Chọn đáp án đúng.

A B M N O

A. MN > AB
B. MN = AB
C. MN < AB
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Trên cạnh AC lấy điểm M. Kẻ tia Cx vuông góc với tia BM tại F. Năm điểm nào sau đây cùng thuộc một đường tròn?
A. 5 điểm B, C, D, E, F
B. 5 điểm B, C, M, E, F
C. 5 điểm B, C, M, A, F
D. 5 điểm B, C, D, M, F
 
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình thoi có cạnh bằng 2cm. Trung điểm của bốn cạnh của hình thoi cùng thuộc một đường tròn bán kính bằng 2cm.
A. 2 cm
B. 1 cm
C. 3 cm
D. 4 cm
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC, cạnh BC cố định, AB = 4 cm. Trung điểm M của AC di động trên đường nào?
A. (O ; 2 cm) với O là trung điểm của BC.
B. (O ; 4 cm) với O là trung điểm của BC.
C. (B ; 2 cm)
D. (C ; 2 cm)
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tứ giác ABCD có C^+D^=900. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Bốn điểm M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn bán kính bằng
A.
12QN
B.
12BC
C.
12DC
D.
12MN
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác MNP có MN = MP = a và NMP^ = 120°. Gọi O là tâm và r là bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác MNP. Tính tỉ số dr với d = NP.
A. 23
B. 3
C. 33
D. 43
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hai đường tròn cùng tâm (O ; R) và (O ; r) với R > r. Các điểm A, B thuộc đường tròn (O ; R), các điểm A', B' thuộc đường tròn (O ; r) sao cho O, A, A' thẳng hàng; O, B, B' thẳng hàng và điểm O không thuộc đường thẳng AB. Chọn đáp án đúng.
A. OA' // OA
B. A'B // AB'
C. AA' // BB'
D. AB // A'B'
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O), đường thẳng d đi qua O và điểm A thuộc (O) nhưng không thuộc d. Gọi B là điểm đối xứng với A qua d; C và D lần lượt là điểm đối xứng của A và B qua O. Trong các khẳng định sau, có bao nhiêu khẳng định đúng?
1) Ba điểm B, C và D cùng thuộc (O).
2) Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
3) C và D đối xứng với nhau qua d.

d D A B C O

A. 1
B. 3
C. 2
D. 0
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC và điểm M là trung điểm của BC. Hạ MD, ME theo thứ tự vuông góc với AB, AC. Trên tia đối của tia DB và EC lần lượt lấy các điểm I, K sao cho D là trung điểm của BI, E là trung điểm của CK. Chọn đáp án đúng.
A. K, D, M, E cùng nằm trên 1 đường tròn.
B. C, K, B, I cùng nằm trên 1 đường tròn.
C. I, E, M, D cùng nằm trên 1 đường tròn.
D. A, I, M, E cùng nằm trên 1 đường tròn.
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 3 cm

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 3 cm.

Gọi O là trọng tâm của tam giác ABC, M là trung điểm của BC.

Vì tam giác ABC đều nên O cũng là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

Khi đó OA = OB = OC suy ra O là tâm đường tròn đi qua ba đỉnh tam giác ABC.

Xét tam giác ABM vuông tại M có: AM=AB.sin600=3.32=332 cm.

Vậy R = OA = 23.AM=23.332=3 cm.

 

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. MN < AB

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. MN < AB.

Vì A, M, N, B cùng thuộc đường tròn (O) nên OA = OM = ON = OB.
Suy ra OM + ON = OA + OB = AB (1).
Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác OMN có MN < OM + ON (2).
Từ (1) và (2) suy ra MN < AB.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 5 điểm B, C, D, E, F.

Gọi O là trung điểm của BC. Khi đó 
BO=CO=12BC
 (1).
Ta có BD là đường cao nên BD  AC, hay tam giác BDC vuông tại D.
Trong tam giác vuông BDC có DO là trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên 
DO=12BC
 (2).
Ta có CE là đường cao nên CE  AB, hay tam giác BEC vuông tại E.
Trong tam giác vuông BEC có EO là trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên 
EO=12BC
 (3).
Ta có BF  CF nên tam giác BFC vuông tại F.
Trong tam giác vuông BFC có FO là trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên FO=12BC (4).
Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra OB=OC=OD=OE=OF=12BC.
Do đó năm điểm B , C , D , E , F cùng thuộc đường tròn (O ; R) với R = 12BC.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 1 cm.

Gọi M , N , P , Q lần lượt là trung điểm của bốn cạnh AB, BC, CD và DA của hình thoi ABCD.
Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Ta có AC  BD.
Theo tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông, ta được
OM=12ABON=12BCOP=12CDOQ=12AD.

Mặt khác AB = BC = CD = DA = 2 cm nên OM = ON = OP = OQ = 1 cm.
Do đó bốn điểm M, N, P, Q cùng nằm trên một đường tròn tâm O bán kính bằng 1 cm.

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. (O ; 2 cm) với O là trung điểm của BC.

Gọi O là trung điểm của BC, cạnh BC cố định nên O là một điểm cố định.
OM là đường trung bình của tam giác ABC nên OM = AB : 2 = 4 : 2 = 2 cm.
Điểm M cách điểm O một khoảng 2 cm nên M di động trên đường tròn (O ; 2 cm).

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 
12QN
.

Kéo dài AD và BC cắt nhau tại E.

Ta có: C^+D^=900 suy ra CED^=900.

Xét tam giác ABD có M, N lần lượt là trung điểm cạnh AB, BD nên MN là đường trung bình của tam giác ABD, suy ra MN // AD hay MN // DE.
Chứng minh tương tự có MQ // EC; PQ // DE; NP // EC.
Suy ra MQ // NP (cùng song song với EC); MN // PQ (cùng song song với ED).

Xét tứ giác MNPQ, ta có: MQ // NP, MN // PQ.
Suy ra MNPQ là hình bình hành.

Mặt khác MN // ED, MQ // EC, ED  EC hay MN  NP hay NMQ^ = 90°.
Suy ra hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật.

Gọi O là trung điểm của NQ. Khi đó 
OQ=ON=12QN
.

Xét tam giác NMQ vuông tại M có MO là trung tuyến ứng với cạnh huyền NQ nên 
MO=12QN
.

Xét tam giác NPQ vuông tại P có PO là trung tuyến ứng với cạnh huyền NQ nên PO=12QN.

Vậy M, N, P, Q cùng thuộc đường tròn tâm O bán kính 
12QN
.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 3.

Vẽ MH  NP thì NMH^=HMP^ = 60° (vì tam giác NMP cân tại M).

Trên tia MH lấy điểm O sao cho MN = MO = a.

Xét tam giác MNO có MN = MO = a; NMO^ = 60° nên tam giác MNO đều.

Suy ra ON = MO = a.

Tương tự, ta có tam giác OMP đều và OM = OP = a.

Do đó đường tròn đi qua ba đỉnh M, N, P có tâm O và bán kính bằng a, tức là r = a.

Xét tam giác MNH vuông tại H có: NH=MN.sin600=a32.

Suy ra d = NP = 2 NH. = a3.

Vậy 
dr=a3a=3
.

a a M N O P

 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. AB // A'B'

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. AB // A'B'.

Từ giả thiết ta có 
OAOA=rR
 ; OBOB=rR.

Suy ra OAOA=OBOB=rR nên theo hệ quả của định lí Thales ta có: A'B' // AB.

A' B' B A

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 3

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 3.

Giả sử đường tròn (O) có bán kính R, suy ra OA = R (1).

Do B là điểm đối xứng với A qua d, suy ra OA = OB (2).

Do C là điểm đối xứng với A qua O, suy ra OA = OC (3).

Do D là điểm đối xứng với B qua O, suy ra OB = OD (4).

Từ (1) , (2) , (3) và (4) suy ra B, C và D cùng thuộc (O).

Ta thấy AC và BD cắt nhau tại O là trung điểm của mỗi đường, suy ra ABCD là hình chữ nhật.

Có OC = OD suy ra d là đường trung trực của CD. Vậy C và D đối xứng với nhau qua d.

Vậy có 3 khẳng định đúng.

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. C, K, B, I cùng nằm trên 1 đường tròn.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. C, K, B, I cùng nằm trên 1 đường tròn.

Ta có: M là trung điểm BC suy ra MB=MC=12BC (1).
MD là trung trực của BI suy ra MI=MB (2).
ME là trung trực của CK suy ra MC=MK (3).

Từ (1), (2) và (3) có MB=MC=MI=MK=12BC.

Vậy 4 điểm B, C, I, K cùng thuộc một đường tròn.