Tỷ lệ thức

 

A: Bài tập cơ bản

Câu 1: Nếu \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) thì

A. a = c

B. a.d = b.c

C. b = d

D. a.c = b.d

Hiển thị phần đáp án

Nếu \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) thì a.d = b.c

Đáp án đúng là   B. a.d = b.c


 

 

Câu 2: Từ tỉ lệ thức  2 . 15 = 7,5 . 4 , những tỉ lệ thức nào sau đây là đúng?

A. \(\frac{2}{7,5}=\frac{4}{15}\)

B. \(\frac{15}{4}=\frac{7,5}{2}\)

C. \(\frac{2}{15}=\frac{7,5}{4}\)

D. \(\frac{15}{4}=\frac{2}{7,5}\)

Hiển thị phần đáp án

Từ  2 . 15 = 7,5 . 4 ta có các tỉ lệ thức là  

\(\frac{2}{4}=\frac{7,5}{15}  ;   \frac{2}{7,5}=\frac{4}{15}   ;    \frac{15}{4}=\frac{7,5}{2}  ;   \frac{15}{7,5}=\frac{4}{2}\)

Các đáp án đúng là    A. \(\frac{2}{7,5}=\frac{4}{15}\)   và   B. \(\frac{15}{4}=\frac{7,5}{2}\)


 

 

Câu 3: Tỉ số \(\frac{1,3}{3,9}\) và tỉ số nào sau đây lập thành một tỉ lệ thức?

A. \(\frac{1}{3}\)

B. \(\frac{2}{3}\)

C. \(\frac{1}{2}\)

D. \(\frac{3}{2}\)

Hiển thị phần đáp án

Vì  1,3 . 3 = 3,9 . 1  nên  \(\frac{1,3}{3,9}=\frac{1}{3}\).

Đáp án đúng là   A. \(\frac{1}{3}\)


 

 

Câu 4: Tỉ số 4,5 : 13,5 bằng các tỉ số nào dưới đây?

A. \(\frac{3}{10}\)

B. \(\frac{1}{3}\)

C. \(\frac{2}{6}\)

D. \(\frac{2}{4}\)

Hiển thị phần đáp án

Vì   4,5 . 3 = 13,5 . 1  nên  \(\frac{4,5}{13,5}=\frac{1}{3}\)

Vì   4,5 . 6 = 13,5 . 2  nên  \(\frac{4,5}{13,5}=\frac{2}{6}\)

Các đáp án đúng là    B. \(\frac{1}{3}\) và  C. \(\frac{2}{6}\)


 

 

Câu 5: Nếu a . d = b . c thì một tỉ lệ thức đúng được thiết lập từ các số a, b, c, d là

A. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)

B. \(\frac{a}{d}=\frac{b}{c}\)

C. \(\frac{b}{d}=\frac{c}{a}\)

D. \(\frac{c}{b}=\frac{a}{d}\)

Hiển thị phần đáp án

Đáp án đúng là   A. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)


 

 

Câu 6: Cặp nào sau đây là một tỉ lệ thức?

A. \(\frac{2,5}{8}\)\(\frac{10}{16}\)

B. \(\frac{2,5}{8}\)\(\frac{10}{32}\)

C. \(\frac{2,5}{8}\)\(\frac{7,5}{20}\)

D.\( \frac{2,5}{8}\)  và  \(\frac{7,5}{24}\)

Hiển thị phần đáp án

A. \(\frac{2,5}{8}\)\(\frac{10}{16}\) (sai vì  2,5 . 16 ≠ 8 . 10 )

B. \(\frac{2,5}{8}\)\(\frac{10}{32}\) (đúng vì 2,5 . 32 =8. 10)

C. \(\frac{2,5}{8}\)\(\frac{7,5}{20}\)  (sai vì 2,5 . 20 ≠ 8 . 7,5)

D. \(\frac{2,5}{8}\)  và  \(\frac{7,5}{24}\)  (đúng vì  2,5 . 24 = 8 . 7,5)

Các đáp án đúng là   B. \(\frac{2,5}{8}\)\(\frac{10}{32}\)  và  D. \(\frac{2,5}{8}\)  và  \(\frac{7,5}{24}\)


 

 

Câu 7: Nếu a . d = b . c thì có thể lập được bao nhiêu tỉ lệ thức từ bốn số a, b, c và d?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị phần đáp án

Đáp án đúng là   D. 4


 

 

Câu 8: Tỉ số \(\frac{3}{−4,5}\) bằng tỉ số nào sau đây?

A. \(\frac{−2}{3}\)

B. \(\frac{2}{3}\)

C. \(\frac{4}{−6}\)

D. \(\frac{−4}{−6}\)

Hiển thị phần đáp án

Vì 3 . 3 = (-4,5) . (-2)  nên  \(\frac{3}{−4,5}=\frac{−2}{3}\)

Vì  3 . (-6) = (-4,5) . 4 nên  \(\frac{3}{−4,5}=\frac{4}{−6}\)

Các đáp án đúng là  A. \(\frac{−2}{3}\) và  C. \(\frac{4}{−6}\)


 

 

Câu 9: Tìm x trong tỉ lệ thức 

\(\frac{x}{2}=\frac{2}{4}\)

A. x = 1

B. x = 2

C. x = 3

D. x = 4

Hiển thị phần đáp án

Vì  \(\frac{x}{2}=\frac{2}{4}\)  nên  \(x = \frac{2.2}{4} = 1\)

Đáp án đúng là  A. x = 1


 

 

Câu 10: Tìm y trong tỉ lệ thức

\(\frac{4}{y}=\frac{−2}{8}\)

A. y = 16

B. y = -16

C. y = 32

D. y = -32

Hiển thị phần đáp án

Vì  \(\frac{4}{y}=\frac{−2}{8}\) nên  \(y = \frac{4.8}{−2} = -16\)

Đáp án đúng là  B. y = -16


 

 

Câu 11: Từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) suy ra được: (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa)

A. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}\)

B. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b+d}\)

C. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a−c}{b+d}\)

D. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b−d}\)

Hiển thị phần đáp án

Từ tỉ lệ thức ab=cd (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa), ta lấy tử cộng với tử, mẫu cộng với mẫu thì được dãy tỉ số bằng nhau.

Đáp án đúng là: B. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b+d}\)


 

 

Câu 12: Từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) suy ra được: (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa)

A. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}\)

B. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b−d}\)

C. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a−c}{b+d}\)

D. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a−c}{b−d}\)

Hiển thị phần đáp án

Từ tỉ lệ thức ab=cd , (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa), ta lấy tử trừ đi tử, mẫu trừ đi mẫu thì được dãy tỉ số bằng nhau.

Đáp án đúng là D. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a−c}{b−d}\)


 

 

Câu 13: Từ tỉ lệ thức \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}\) suy ra được:

A. \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}=\frac{m+n}{5}\)

B. \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}=\frac{m+n}{6}\)

C. \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}=\frac{m−n}{5}\)

D. \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}=\frac{m.n}{5}\)

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, từ tỉ lệ thức \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}\) suy ra \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}=\frac{m+n}{2+3}=\frac{m+n}{5}\)

Đáp án đúng là A. \(\frac{m}{2}=\frac{n}{3}=\frac{m+n}{5}\)


 

 

Câu 14: Từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}\) suy ra được:

A. \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a−b}{15}\)

B. \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a−b}{−2}\)

C. \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a−b}{8}\)

D. \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a−b}{2}\)

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}\)

suy ra  \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a−b}{3−5}=\frac{a−b}{−2}\)

Đáp án đúng là B. \(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a−b}{−2}\)


 

 

Câu 15: Điền biểu thức thích hợp vào ô trống. 

Từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) suy ra \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{c – a}{?}\) (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa).

A. d – c

B. b – d

C. d – b

D. d + b

Hiển thị phần đáp án

Từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)

suy ra \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{c – a}{d – b}\)  (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa).

Đáp án đúng là  C. d – b


 

 

Câu 16: Điền biểu thức thích hợp vào ô trống.

Từ tỉ lệ thức \(\frac{x}{3,2}=\frac{y}{4}\) suy ra \(\frac{x}{3,2}=\frac{y}{4}=\frac{?}{7,2}\)

A. x – y

B. x . y

C. y – x

D. x + y

Hiển thị phần đáp án

Từ tỉ lệ thức \(\frac{x}{3,2}=\frac{y}{4}\)

suy ra \(\frac{x}{3,2}=\frac{y}{4}=\frac{x+y}{3,2+4}=\frac{x+y}{7,2}\)

Đáp án đúng là  D. x + y


 

 

Câu 17: Điền số thích hợp vào ô trống để được dãy tỉ số bằng nhau:

\(\frac{a}{2,3}=\frac{b}{7,2}=\frac{b – a}{?}\)

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

\(\frac{a}{2,3}=\frac{b}{7,2}=\frac{b – a}{7,2−2,3}=  \frac{b – a}{4,9} \)

Số cần điền là  4,9


 

 

Câu 18: Chọn những đáp án đúng

Từ dãy tỉ số bằng nhau \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}\)  suy ra được các dãy:

(giả thiết các tỉ số đều có nghĩa)

A. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a.c.e}{b.d.f}\)

B. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a−c+e}{b−d+f}\)

C. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b+d+f}\)

D. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b−d−f}\)

Hiển thị phần đáp án

Từ dãy tỉ số bằng nhau \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}\)

suy ra \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b+d+f}=\frac{a−c+e}{b−d+f}\)

Các đáp án đúng là 

B. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a−c+e}{b−d+f}\)

C. \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b+d+f}\)

(giả thiết các tỉ số đều có nghĩa)


 

 

Câu 19: Chọn biểu thức thích hợp điền vào ô trống:

\(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}= \frac{a + c – e}{?}\)

(giả thiết các tỉ số đều có nghĩa)

A. b – d – f

B. b – d + f

C. b + d + f

D. b + d – f

Hiển thị phần đáp án

\(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}= \frac{a + c – e}{b + d – f}\)

Đáp án đúng là  D. b + d – f


 

 

Câu 20: Chọn số thích hợp điền vào ô trống:

\(\frac{m}{8}=\frac{n}{9}=\frac{p}{10}=\frac{m−n−p}{?}\)

A. – 11

B. 11

C. 10

D. 17

Hiển thị phần đáp án

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{m}{8}=\frac{n}{9}=\frac{p}{10}=\frac{m−n−p}{8−9−10} =\frac{m−n−p}{−11}\)

Đáp án đúng là  A. – 11


 

 

B: Bài tập trung bình

Câu 1: Cho các số 2, 4, 8, 16. Những tỉ lệ thức được lập từ bốn số trên là

A. \(\frac{2}{4}=\frac{8}{16}\)

B. \(\frac{2}{8}=\frac{4}{16}\)

C. \(\frac{2}{16}=\frac{8}{4}\)

D. \(\frac{4}{8}=\frac{2}{16}\)

Hiển thị phần đáp án

Vì 2 . 16 = 4 . 8 nên các tỉ lệ thức được lập từ các số trên là

\(\frac{2}{4}=\frac{8}{16};\frac{2}{8}=\frac{4}{16};\frac{16}{4}=\frac{8}{4};\frac{16}{8}=\frac{4}{2}\)

Các đáp án đúng là  A. \(\frac{2}{4}=\frac{8}{16}\)  và B.\(\frac{2}{8}=\frac{4}{16}\)


 

 

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

Tìm x trong tỉ lệ thức sau

\(\frac{x}{10}=\frac{−2,5}{4}\)

A. x = 6,25

B. x = -25

C. x = -6,25

D. x = 25

Hiển thị phần đáp án

\(\frac{x}{10}=\frac{−2,5}{4}\) nên  \(x = \frac{10.(−2,5)}{4} = -6,25\)

Đáp án đúng là   C. x = -6,25


 

 

Câu 3: Tìm y trong tỉ lệ thức sau

\(\frac{−3}{5}=\frac{y}{−12,5}\)

A. y = -7,5

B. y = 7,5

C. y = -37,5

D. y = 37,5

Hiển thị phần đáp án

Vì  \(\frac{−3}{5}=\frac{y}{−12,5}\) nên  \(y = \frac{(−3).(−12,5)}{5} = 7,5\)

Đáp án đúng là   B. y = 7,5


 

 

Câu 4: Có bao nhiêu cặp tỉ số bằng nhau trong các tỉ số sau:

2 : 2,5  ;  4 : 3   ;   \(\frac{−2}{3}:(−2)\)  ;  \(\frac{1}{10}:\frac{1}{8}\)  ;   5 : 2   ;   6 : 18   ?

Đáp số:  Có   …..  cặp tỉ số bằng nhau.

Hiển thị phần đáp án

\(2 : 2,5  = 2 : \frac{5}{2}  = 2 . \frac{2}{5} = \frac{4}{5}\)

\(4 : 3 = \frac{4}{3}\)   ;   

\(\frac{−2}{3}:(−2) = \frac{−2}{3}.\frac{1}{−2} = \frac{1}{3}\) ;  

\(\frac{1}{10}:\frac{1}{8} = \frac{1}{10}.\frac{8}{1} = \frac{4}{5}\) ;   

\(5 : 2  = \frac{5}{2}\)  ;   

\(6 : 18 = \frac{6}{18}=\frac{1}{3}\)

Do đó có 2 cặp tỉ số bằng nhau là   \(2 : 2,5 = \frac{1}{10}:\frac{1}{8}\)  và  \(\frac{−2}{3}:(−2) = 6 : 18\)

Số cần điền là  2


 

 

Câu 5: Tìm x trong tỉ lệ thức

4 : 6 = -0,8 : x

A. x = -1,2

B. x = 1,2

C. x = 12

D. x = -12

Hiển thị phần đáp án

Vì 4 : 6 = -0,8 : x nên  \(x = \frac{6.(−0,8)}{4} = -1,2\)

Đáp án đúng là  A. x = -1,2


 

 

Câu 6: Hãy cho biết những cặp tỉ số nào bằng nhau

3 : 0,5  ;  1 : 3  ;  -2 : 0,7  ;  60 : 10  ;  0,3 : 0,9  ;  -20 : 7

Hiển thị phần đáp án

Vì  3 . 10 = 0,5 . 60  nên  3 : 0,5 = 60 : 10

Vì  (-2) . 7 = 0,7 . (-20) nên -2 : 0,7 = -20 : 7

Vì  0,3 . 3 = 0,9 . 1  nên 0,3 : 0,9 = 1 : 3

Vậy những cặp tỉ số bằng nhau là:

3 : 0,5  và  60 : 10

-2 : 0,7  và  -20 : 7

0,3 : 0,9  và  1 : 3


 

 

Câu 7: Tìm x trong tỉ lệ thức sau

\(x : 9 = \frac{1}{10}:\frac{3}{2}\)

A. x = 1,35

B. x = -1,35

C. x = -0,6

D. x = 0,6

Hiển thị phần đáp án

Vì  \(x : 9 = \frac{1}{10}:\frac{3}{2}\)  nên  \(x = \frac{9.\frac{1}{10}}{\frac{3}{2}} = \frac{9}{10}:\frac{3}{2} =\frac{9}{10}.\frac{2}{3}=\frac{3}{5} = 0,6\)

Đáp án đúng là   D. x = 0,6

 

Câu 8: Tìm x trong tỉ lệ thức

\(-4 : x = \frac{3}{36}\)

A. x = -48

B. x = 48

C. x = -144

D. x = 144

Hiển thị phần đáp án

Vì  \(-4 : x = \frac{3}{36}\)  nên  \(x = \frac{(−4).36}{3} = -48\)

Đáp án đúng là   A. x = -48


 

 

Câu 9: Mặt sân cỏ trong sân vận động quốc gia Mỹ Đình có dạng hình chữ nhật với chiều dài là 105m và chiều rộng là 68m. Lan muốn vẽ mô phỏng mặt sân cỏ này bằng một hình chữ nhật có chiều dài bằng 10,5cm. Vậy chiều rộng mà Lan phải vẽ bằng bao nhiêu để mô phỏng sân cỏ theo đúng tỉ lệ thực tế?

A. 6,8 cm

B. 68 cm

C. 0,68 cm

D. 680 cm

Hiển thị phần đáp án

Gọi chiều rộng của hình chữ nhật mà Lan vẽ là  x (cm). Điều kiện: x > 0

Ta có tỉ lệ thức:

\(\frac{10,5}{x}=\frac{105}{68}\) . Suy ra \(x = \frac{10,5.68}{105} = 6,8\) cm

Đáp án đúng là  A. 6,8 cm

 

 

Câu 10: Lá cờ quốc kì Việt Nam cắm trên đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang có chiều rộng 6m và chiều dài 9m. Lan và các bạn dự định làm các lá cờ bằng giấy đảm bảo đúng tỉ lệ quy định với chiều rộng bằng 24cm để tham gia Hội khỏe Phù Đổng. Tính chiều dài của các lá cờ mà các bạn định làm.

Đáp số: Chiều dài của các lá cờ mà các bạn định làm là  …..  cm

Hiển thị phần đáp án

Gọi chiều dài của lá cờ là  x  cm. Điều kiện  x > 0

Ta có tỉ lệ thức  

\(\frac{24}{x}=\frac{6}{9}\) . Suy ra  \(x = \frac{24.9}{6} = 36\) cm

Số cần điền là   36


 

 

Câu 11: Tìm hai số x và y, biết: \(\frac{x}{4}=\frac{y}{5}\) và x + y = 27

A. x = 15; y = 12

B. x = –12; y = –15

C. x = 12; y = 12

D. x = 12; y = 15

Hiển thị phần đáp án

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{4}=\frac{y}{5}=\frac{x+y}{4+5}=\frac{27}{9}=3\)

Suy ra x = 3 . 4 = 12 và y = 3 . 5 = 15

Vậy đáp án đúng là D.  x = 12; y = 15


 

 

Câu 12: Tìm hai số a, b biết: \(\frac{a}{3}=\frac{b}{4}\) và a−b=1,5

A. a=4,5; b=6

B. a=−4,5; b=−6

C. a=−4,5; b=6

D. a=−6; b=−4,5

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{a}{3}=\frac{b}{4}=\frac{a−b}{3−4}=\frac{1,5}{−1}=−1,5\)

Suy ra  a=(−1,5).3=4,5  và  b=(−1,5).4=−6

Đáp án đúng là B. a=−4,5; b=−6


 

 

Câu 13: Tìm hai số x và y, biết: \(\frac{x}{–2}=\frac{y}{5}\) và x + y = 6

A. x = –4; y = 10

B. x = 10; y = –4

C. x = 4; y = –10

D. x = 4; y = 10

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: 

\(\frac{x}{–2}=\frac{y}{5}=\frac{x+y}{−2+5}=\frac{6}{3}=2\)

Suy ra x = 2 . (–2) = –4 và y = 2 . 5 = 10

Vậy đáp án đúng là  A. x = –4; y = 10


 

 

Câu 14: Tìm hai số m và n, biết: \(\frac{m}{7}=\frac{n}{−10}\) và n - m = 17

A. m = –7; n = –10

B. m = 10; n = –7

C. m = –7; n = 10

D. m = 7; n = –10

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{m}{7}=\frac{n}{−10}=\frac{n−m}{−10−7}=\frac{17}{−17}=−1\)

Suy ra m = (–1) . 7 = –7 và n = (–1) . (–10) = 10

Vậy đáp án đúng là C. m = –7; n = 10


 

 

Câu 15: Tìm hai số x và y, biết: \(\frac{x}{y}=\frac{3}{5}\) và x + y = –16

A. x = 6; y = 10

B. x = –6; y = –10

C. x = –10; y = –6

D. x = –6; y = 10

Hiển thị phần đáp án

\(\frac{x}{y}=\frac{3}{5}\) nên \(\frac{x}{3}=\frac{y}{5}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{3}=\frac{y}{5}=\frac{x+y}{3+5}=\frac{−16}{8}=−2\)

Suy ra x = (–2) . 3 = –6 và y = (–2) . 5 = –10

Vậy đáp án đúng là B. x = –6; y = –10


 

 

Câu 16: Tìm hai số m và n, biết: \(\frac{m}{n}=−2\) và m – n = –9

Đáp số: m = ….. và n = …..

Hiển thị phần đáp án

\(\frac{m}{n}=−2=\frac{−2}{1}\) nên \(\frac{m}{−2}=\frac{n}{1}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{m}{−2}=\frac{n}{1}=\frac{m−n}{−2−1}=\frac{−9}{−3}=3\)

Suy ra m = 3 . (–2) = –6 và y = 3 . 1 = 3

Vậy các số cần điền lần lượt là  –6  và  3


 

 

Câu 17: Tìm hai số x, y, biết: \(\frac{x}{y}=\frac{11}{9}\) và x + y = 40

A. x = 18; y = 22

B. x = –22; y = –18

C. x = 22; y = 18

D. x = –22; y = 18

Hiển thị phần đáp án

\(\frac{x}{y}=\frac{11}{9}\) nên \(\frac{x}{11}=\frac{y}{9}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: 

\(\frac{x}{11}=\frac{y}{9}=\frac{x+y}{11+9}=\frac{40}{20}=2\)

Suy ra x = 2 . 11 = 22 và y = 2 . 9 = 18

Vậy đáp án đúng là C. x = 22; y = 18


 

 

Câu 18: Tìm ba số x, y, z biết: \(\frac{x}{2}=\frac{y}{4}=\frac{z}{−5}\) và x + y + z = 10

A. x = 20; y = –40; z = –50

B. x = 20; y = –40; z = 50

C. x = 40; y = 20; z = 50

D. x = 20; y = 40; z = –50

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{2}=\frac{y}{4}=\frac{z}{−5}=\frac{x+y+z}{2+4+(−5)}=\frac{10}{1}=10\)

Suy ra x = 10 . 2 = 20;  y = 10 . 4 = 40 và z = 10 . (–5) = –50

Vậy đáp án đúng là D. x = 20; y = 40; z = –50


 

 

Câu 19: Tìm ba số x, y, z biết: \(\frac{x}{2}=\frac{y}{4}=\frac{z}{−5}\) và x – y + z = –0,7

A. x = 0,2; y = 0,4; z = –0,5

B. x = 0,3; y = 0,5; z = –0,5

C. x = –0,2; y = –0,4; z = 0,5

D. x = –0,2; y = 0,4; z = –0,5

Hiển thị phần đáp án

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{2}=\frac{y}{4}=\frac{z}{−5}=\frac{x−y+z}{2−4+(−5)}=\frac{−0,7}{−7}=0,1\)

Suy ra x = 0,1 . 2 = 0,2 ; y = 0,1 . 4 = 0,4 và z = 0,1 . (–5) = –0,5

Đáp án đúng là  A. x = 0,2; y = 0,4; z = –0,5


 

 

Câu 20: Tìm hai số x, y, biết: 2 . x = 7 . y và x – y = 2,5

A. x = 1; y = 3,5

B. x = 3,5; y = 1

C. x = 4,5; y = 2

D. x = –3,5; y = –1

Hiển thị phần đáp án

Vì 2 . x = 7 . y nên \(\frac{x}{7}=\frac{y}{2}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{7}=\frac{y}{2}=\frac{x−y}{7−2}=\frac{2,5}{5}=0,5\)

Suy ra x = 0,5 .7 = 3,5 và y = 0,5 . 2 = 1

Vậy đáp án đúng là B. x = 3,5; y = 1


 

 

C: Bài tập nâng cao

Câu 1: Để pha nước muối sinh lí, người ta cần pha theo đúng tỉ lệ. Biết rằng cứ 3 lít nước tinh khiết thì pha với 27 g muối. Hỏi nếu có 63 g muối thì cần bao nhiêu lít nước tinh khiết để pha được nước muối sinh lí?

Đáp số:  Cần  …..  lít nước tinh khiết.

Hiển thị phần đáp án

Gọi lượng nước tinh khiết cần thiết là  x ( lít ).

Ta có tỉ lệ thức

\(\frac{x}{63}=\frac{3}{27}\) . Suy ra  \(x = \frac{63.3}{27} = 7\) lít

Số cần điền là  7


 

 

Câu 2: Để cày hết một cánh đồng trong 14 ngày cần 18 máy cày. Hỏi để cày xong cánh đồng đó trong 9 ngày cần bao nhiêu máy cày (xem năng suất của các máy cày là như nhau)?

A. 28 máy cày

B. 7 máy cày

C. 10 máy cày

D. 30 máy cày

Hiển thị phần đáp án

Gọi số máy cày cần dùng là x (máy). Điều kiện: x là số nguyên dương.

Vì cùng cày một cánh đồng và năng suất của các máy là như nhau nên 

14 . 18 = 9 . x

Suy ra  \(x = \frac{14.18}{9} = 28\) máy

Đáp án đúng là   A. 28 máy cày


 

 

Câu 3: Để cày hết một cánh đồng trong 15 ngày cần 24 máy cày. Hỏi để cày xong cánh đồng đó trong 12 ngày cần bao nhiêu máy cày (xem năng suất của các máy cày là như nhau)?

Đáp số:  Cần ….. máy cày.

Hiển thị phần đáp án

Gọi số máy cày cần dùng là x (máy). Điều kiện: x là số nguyên dương.

Vì cùng cày một cánh đồng và năng suất của các máy là như nhau nên

15 . 24 = 12 . x

Suy ra  \(x = \frac{15.24}{12} = 30\) máy

Số cần điền là   30


 

 

Câu 4: Để cày hết một cánh đồng trong 15 ngày cần 24 máy cày. Hỏi nếu chỉ dùng 20 máy cày thì phải mất bao lâu để cày xong cánh đồng đó (xem năng suất của các máy cày là như nhau)?

A. 20 ngày

B. 30 ngày

C. 12 ngày

D. 18 ngày

Hiển thị phần đáp án

Gọi số ngày cần để cày xong cánh đồng là x (máy). Điều kiện: x là số nguyên dương.

Vì cùng cày một cánh đồng và năng suất của các máy là như nhau nên

15 . 24 = x . 20

Suy ra \( x = \frac{15.24}{20}=18\) ngày

Đáp án đúng là   D. 18 ngày


 

 

Câu 5: Nam đọc được 20 trang sách trong 24 phút. Hỏi với tốc độ đọc như thế thì để đọc xong 100 trang sách trong bao nhiêu giờ?

A. 2 giờ

B. 2,5 giờ

C. 2,4 giờ

D. 3 giờ

Hiển thị phần đáp án

Gọi thời gian Nam cần dùng để đọc xong 100 trang sách là x  phút. Điều kiện: x > 0

Ta có tỉ lệ thức

\(\frac{20}{24}=\frac{100}{x}\) . Suy ra  \(x = \frac{24.100}{20} = 120\) phút

Đổi:  120 phút = \(\frac{120}{60}\) giờ = 2 giờ

Đáp án đúng là   A. 2 giờ


 

 

Câu 6: Trong một hợp kim gồm đồng và kẽm, tỉ số khối lượng của đồng và kẽm là 5 : 3. Tính khối lượng của đồng trong mẫu hợp kim có 120 g kẽm.

A. 300 g đồng

B. 200 g đồng

C. 150 g đồng

D. 250 g đồng

Hiển thị phần đáp án

Gọi   m  (g) là khối lượng đồng có trong mẫu hợp kim.

Vì tỉ số khối lượng của đồng và kẽm là  5 : 3 nên ta có tỉ lệ thức

\(\frac{m}{120}=\frac{5}{3}\) . Suy ra m = \(\frac{120.5}{3}\) = 200 g

Đáp án đúng là   B. 200 g đồng


 

 

Câu 7: Tìm x trong tỉ lệ thức

\(\frac{x}{4}=\frac{16}{x}\)

A. x = 8

B. x = -8

C. x = 8 hoặc x = -8

D. x = 8 và x = -8

Hiển thị phần đáp án

Vì   \(\frac{x}{4}=\frac{16}{x}\)  nên x . x = 4 . 16

hay x² = 64

Suy ra x = 8 hoặc x = -8

Đáp án đúng là  C. x = 8 hoặc x = -8

 

 

Câu 8: Tìm x trong tỉ lệ thức

\(\frac{−3}{x}=\frac{x}{−27}\)

A. x = -9

B. x = 9

C. x = 9 hoặc x = -9

D. x = 81 hoặc x = -81

Hiển thị phần đáp án

\(\frac{−3}{x}=\frac{x}{−27}\)  nên  (-3). (-27) = x . x

hay  x² = 81

Suy ra x = 9 hoặc x = -9

Đáp án đúng là  C. x = 9 hoặc x = -9


 

 

Câu 9: Có bao nhiêu cặp (x , y) thỏa mãn

\(\frac{x}{3}=\frac{y}{9}\)   và  x . y = 243

A. 2 cặp

B. 3 cặp

C. 1 cặp

D. 4 cặp

Hiển thị phần đáp án

Đặt  \(\frac{x}{3}=\frac{y}{9} = k\) ,  k ∈ Z

Suy ra  x = 3k , y = 9k

Ta có  x . y = 243 hay 3k . 9k = 243

Suy ra 27k² = 243 ⇒ k² = 243 : 27 = 9

Do đó k = 3 hoặc k = -3

Nếu k = 3 thì x = 3 . 3 = 9 và y = 9 . 3 = 27

Nếu k = -3 thì x = 3 . (-3) = -9 và y = 9 . (-3) = -27

Vậy có 2 cặp (x , y) thỏa mãn là  (9 ; 27) và  (-9 ; -27).

Đáp án đúng là  A. 2 cặp


 

 

Câu 10: Chọn những cặp số  (x , y) thỏa mãn

\(\frac{x}{4}=\frac{y}{6}\)  và x . y = 600

A. x = -20 ; y = -30

B. x = -30 ; y = -20

C. x = 30 ; y = 20

D. x = 20 ; y = 30

Hiển thị phần đáp án

Đặt  \(k = \frac{x}{4}=\frac{y}{6}\) , k ∈ Z

Suy ra  x = 4k , y = 6k

Ta có   x . y = 600  hay  4k . 6k = 600

Suy ra   24k² = 600  ⇒  k² = 25

Do đó k = 5 hoặc k = -5

Nếu k = 5 thì  x = 4 . 5 = 20 và  y = 6 . 5 = 30

Nếu k = -5 thì x = 4 . (-5) = -20 và y = 6 . (-5) = -30

Vậy các đáp án đúng là   A. x = -20 ; y = -30  và  D. x = 20 ; y = 30


 

 

Câu 11: Tính diện tích của một khu vườn hình chữ nhật, biết tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của khu vườn là 7 : 3 và chu vi của khu vườn là 40 m. 

A. 336 m²

B. 48 m²

C. 88 m²

D. 84 m²

Hiển thị phần đáp án

Gọi x (m) và y (m) lần lượt là chiều dài và chiều rộng của khu vườn (x > 0, y > 0).

Vì tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của khu vườn là 7 : 3 nên x : y = 7 : 3. Suy ra \(\frac{x}{7}=\frac{y}{3}\)

Vì chu vi của khu vườn là 40 (m) nên  2 . (x + y) = 40, suy ra x + y = 20 (m)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{7}=\frac{y}{3}=\frac{x+y}{7+3}=\frac{20}{10}=2\)

Suy ra chiều dài là x = 2 . 7 = 14 (m) và chiều rộng là y = 2 . 3 = 6 (m)

Diện tích khu vườn là:   14 . 6 = 84 (m²)

Vậy đáp án đúng là D. 84 m²


 

 

Câu 12: Nước sơn màu trắng và màu đỏ được trộn với nhau theo tỉ lệ thể tích là 5 : 3 để tạo thành một loại nước sơn màu hồng. Tính thể tích của nước sơn màu trắng cần dùng để tạo thành 4 lít nước sơn màu hồng như thế.

A. 1,5 lít

B. 3,5 lít

C. 0,5 lít

D. 2,5 lít

Hiển thị phần đáp án

Gọi x (lít) và y (lít) lần lượt là thể tích của nước sơn màu trắng và nước sơn màu đỏ cần dùng (x > 0, y > 0).

Vì nước sơn màu trắng và màu đỏ được trộn với nhau theo tỉ lệ thể tích là 5 : 3 nên x : y = 5 : 3, suy ra \(\frac{x}{5}=\frac{y}{3}\)

Để tạo thành 4 lít nước sơn màu hồng thì x + y = 4 (lít)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{5}=\frac{y}{3}=\frac{x+y}{5+3}=\frac{4}{8}=0,5\)

Suy ra thể tích của nước sơn màu trắng là x = 0,5 . 5 = 2,5 (lít)

Vậy đáp án đúng là D. 2,5 lít


 

 

Câu 13: Tính chu vi của một khu vườn hình chữ nhật, biết tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là 5 : 2 và chiều dài hơn chiều rộng là 1,2 m.

A. 2,8 m

B. 2 m

C. 5,6 m

D. 1,6 m

Hiển thị phần đáp án

Gọi x (m) và y (m) lần lượt là chiều dài và chiều rộng của khu vườn (x > 0, y > 0).

Vì tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của khu vườn là 5 : 2 nên x : y = 5 : 2 suy ra \(\frac{x}{5}=\frac{y}{2}\)

Vì chiều dài hơn chiều rộng là 1,2 m nên  x – y = 1,2 (m)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{5}=\frac{y}{2}=\frac{x−y}{5−2}=\frac{1,2}{3}=0,4\)

Suy ra chiều dài là x = 0,4 . 5 = 2 (m) và chiều rộng là y = 0,4 . 2 = 0,8 (m)

Chu vi của khu vườn là:   2 . (2 + 0,8) = 5,6 (m)

Vậy đáp án đúng là C. 5,6 m


 

 

Câu 14: Tìm độ dài các cạnh của một tam giác, biết độ dài các cạnh của nó tỉ lệ với 2; 3; 4 và cạnh lớn nhất dài hơn cạnh nhỏ nhất 6 cm.

A. 4 cm, 6 cm, 8 cm

B. 2 cm, 3 cm, 4 cm

C. 12 cm, 18 cm, 24 cm

D. 6 cm, 9 cm, 12 cm

Hiển thị phần đáp án

Gọi x (cm) , y (cm) , z (cm) lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Vì độ dài các cạnh của nó tỉ lệ với 2; 3; 4 nên x : y : z = 2 : 3 : 4

suy ra \(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}\)

Vì cạnh lớn nhất dài hơn cạnh nhỏ nhất 6 cm nên z – x = 6 (cm)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}=\frac{z−x}{4−2}=\frac{6}{2}=3\)

Suy ra x = 3 . 2 = 6 (cm) ; y = 3 . 3 = 9 (cm) và z = 3 . 4 = 12 (cm)

Vậy độ dài các cạnh của tam giác đó là D. 6 cm, 9 cm, 12 cm


 

 

Câu 15: Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ với 5; 3; 4 và chu vi của tam giác là 24 cm. Tính độ dài cạnh lớn nhất của tam giác đó.

A. 10 cm

B. 8 cm

C. 5 cm

D. 6 cm

Hiển thị phần đáp án

Gọi x (cm) , y (cm) , z (cm) lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác đó

Vì độ dài các cạnh của nó tỉ lệ với 5; 3; 4 nên x : y : z = 5 : 3 : 4 suy ra \(\frac{x}{5}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}\)

Vì chu vi của tam giác là 24 cm nên x + y + z = 24 (cm)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{5}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}=\frac{x+y+z}{5+3+4}=\frac{24}{12}=2\)

Suy ra x = 2 . 5 = 10 (cm) ; y = 3 . 2 = 6 (cm) và z = 2 . 4 = 8 (cm)

Vì 10 > 8 > 6 nên độ dài cạnh lớn nhất của tam giác đó là A. 10 cm


 

 

Câu 16: Ba lớp 7A, 7B, 7C tham gia phong trào trồng cây gây rừng của trường. Biết số cây trồng được của mỗi lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với các số 3; 4; 6 và cả ba lớp đã trồng được 117 cây. Tìm số cây lớp 7B đã trồng được.

A. 54 cây

B. 27 cây

C. 36 cây

D. 35 cây

Hiển thị phần đáp án

Gọi x, y, z (cây) lần lượt là số cây trồng được của ba lớp 7A, 7B, 7C (x, y, z ∈ N*)

Vì số cây trồng được của mỗi lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với các số 3; 4; 6 nên \(\frac{x}{3}=\frac{y}{4}=\frac{z}{6}\)

Vì cả ba lớp đã trồng được 117 cây nên x + y + z = 117 (cây)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{3}=\frac{y}{4}=\frac{z}{6}=\frac{x+y+z}{3+4+6}=\frac{117}{13}=9\)

Suy ra số cây trồng được của lớp 7A là x = 9 . 3 = 27 (cây)

số cây trồng được của lớp 7B là y = 9 . 4 = 36 (cây)

số cây trồng được của lớp 7C là z = 9 . 6 = 54 (cây)

Vậy số cây trồng được của lớp 7B là C. 36 cây


 

 

Câu 17: Tìm ba số x, y, z biết \(\frac{x}{3}=\frac{y}{5}=\frac{z}{7}\) và x – 2y + 3z = –28

Đáp số:

x = …..

y = …..

z = …..

Hiển thị phần đáp án

\(\frac{x}{3}=\frac{y}{5}=\frac{z}{7}\) nên \(\frac{x}{3}=\frac{2y}{10}=\frac{3z}{21}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{3}=\frac{2y}{10}=\frac{3z}{21}=\frac{x−2y+3z}{3−10+21}=\frac{−28}{14}=−2\)

Suy ra x = (–2) . 3 = –6;

y = (–2) . 5 = –10;

z = (–2) . 7 = –14

Vậy các số cần điền lần lượt là –6 ; –10 ; –14


 

 

Câu 18: Tìm các ba số x, y, z , biết \(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}\) ; \(\frac{y}{4}=\frac{z}{5}\) và x + y – z = 10.

A. x = 24; y = 16; z = 30

B. x = 16; y = 24; z = 30

C. x = 20; y = 30; z = 40

D. x = 30; y = 24; z = 16

Hiển thị phần đáp án

Ta có: \(\frac{x}{2}=\frac{y}{3} ⇒ \frac{1}{4}.\frac{x}{2}=\frac{1}{4}.\frac{y}{3} ⇒ \frac{x}{8}=\frac{y}{12}\)

\(\frac{y}{4}=\frac{z}{5} ⇒ \frac{1}{3}.\frac{y}{4}=\frac{1}{3}.\frac{z}{5} ⇒ \frac{y}{12}=\frac{z}{15}\)

Suy ra \(\frac{x}{8}=\frac{y}{12}=\frac{z}{15}=\frac{x+y−z}{8+12−15}=\frac{10}{5}=2\)

Suy ra x = 2 . 8 =16

y = 2 . 12 = 24 

z = 2 . 15 = 30

Vậy đáp án đúng là B. x = 16; y = 24; z = 30


 

 

Câu 19: Tỉ số của số học sinh hai lớp 7A và 7B là 0,95. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh, biết số học sinh lớp của một lớp nhiều hơn lớp kia là 2 em?

A. Lớp 7A có 40 học sinh, lớp 7B có 38 học sinh

B. Lớp 7A có 36 học sinh, lớp 7B có 38 học sinh

C. Lớp 7A có 38 học sinh, lớp 7B có 36 học sinh

D. Lớp 7A có 38 học sinh, lớp 7B có 40 học sinh

Hiển thị phần đáp án

Gọi x, y lần lượt là số học sinh của lớp 7A và 7B (x, y ∈ N*).

Vì tỉ số của số học sinh hai lớp 7A và 7B là 0,95 < 1 nên x < y và  \(\frac{x}{y}=0,95=\frac{19}{20}\)\(\frac{x}{19}=\frac{y}{20}\)

Vì số học sinh lớp của một lớp nhiều hơn lớp kia là 2 em nên y – x = 2

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{19}=\frac{y}{20}=\frac{y−x}{20−19}=\frac{2}{1}=2\)

Suy ra số học sinh của lớp 7A là x = 2 . 19 = 38 (học sinh)

số học sinh của lớp 7B là y = 2 . 20 = 40 (học sinh)

Vậy đáp án đúng là D. Lớp 7A có 38 học sinh, lớp 7B có 40 học sinh


 

 

Câu 20: Tính diện tích của một khu vườn hình chữ nhật, biết tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của khu vườn là 7 : 3 và chiều dài hơn chiều rộng là 1,3 m (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

A. 2,22 m²

B. 2,218 m²

C. 2,21 m²

D. 2,23 m²

Hiển thị phần đáp án

Gọi x (m) và y (m) lần lượt là chiều dài và chiều rộng của khu vườn (x > 0, y > 0).

Vì tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của khu vườn là 7 : 3 nên x : y = 7 : 3. Suy ra \(\frac{x}{7}=\frac{y}{3}\)

Vì chiều dài hơn chiều rộng là 1,3 m nên  x – y = 1,3 (m)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{7}=\frac{y}{3}=\frac{x−y}{7−3}=\frac{1,3}{4}=0,325\)

Suy ra chiều dài là x = 0,325 . 7 = 2,275 (m) và chiều rộng là y = 0,325 . 3 = 0,975 (m)

Diện tích khu vườn là:   2,275 . 0,975 = 2,218125 ≈ 2,22 (m²)

Vậy đáp án đúng là A. 2,22 m²