Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

  

Bài tập Cơ bản: 

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Điền vào chỗ chấm: “Đường thẳng a và đường tròn (O) gọi là cắt nhau nếu chúng có đúng … điểm chung”.
A. một
B. hai
C. ba
D. bốn
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Điền vào chỗ chấm: “Đường thẳng a và đường tròn (O) gọi là … nhau nếu chúng có duy nhất một điểm chung H. Điểm chung ấy gọi là tiếp điểm”.
A. giao
B. cắt
C. trùng
D. tiếp xúc
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường thẳng a và điểm O cách a một khoảng bằng 4 cm. Chọn đáp án đúng:
A. Đường tròn (O; 3 cm) không cắt đường thẳng a.
B. Đường tròn (O; 3 cm) cắt đường thẳng a.
C. Đường tròn (O; 3 cm) tiếp xúc với đường thẳng a.
D. Đường tròn (O; 3 cm) giao đường thẳng a.
 
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Điền vào chỗ chấm: “Đường thẳng a và đường tròn (O) gọi là không giao nhau nếu chúng …”
A. có ba điểm chung
B. có hai điểm chung
C. có một điểm chung
D. không có điểm chung
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường thẳng b và một điểm I cách b một khoảng d = 2 cm. Chọn đáp án đúng:
A. b và đường tròn (I; 2 cm) không giao nhau.
B. b và đường tròn (I; 2 cm) giao nhau.
C. b và đường tròn (I; 2 cm) tiếp xúc nhau.
D. b và đường tròn (I; 2 cm) có vô số điểm chung.
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường thẳng b và một điểm I cách b một khoảng d = 3 cm. Chọn đáp án đúng:
A. b và đường tròn (I; 8 cm) không giao nhau.
B. b và đường tròn (I; 8 cm) cắt nhau.
C. b và đường tròn (I; 8 cm) tiếp xúc nhau.
D. b và đường tròn (I; 8 cm) có vô số điểm chung.
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường thẳng a và đường tròn (O ; 7 cm). Kẻ OA   a. Đường thẳng a và đường tròn (O ; 7 cm) không giao nhau nếu
A. OA > 7 cm
B. OA < 7 cm
C. OA = 7 cm
D. OA 7 cm
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (J; 4 cm) và đường thẳng c. Gọi K là chân đường vuông góc vẽ từ J xuống c, JK = 3 cm. Chọn đáp án đúng.
A. Đường thẳng c cắt đường tròn tại hai điểm.
B. Đường thẳng c cắt đường tròn tại một điểm.
C. Đường thẳng c cắt đường tròn tại ba điểm.
D. Đường thẳng c không cắt đường tròn.
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Điền vào chỗ trống: "Nếu một đường thẳng đi qua một điểm nằm trên đường tròn và vuông góc với ... thì đường thẳng đó là một tiếp tuyến của đường tròn."
A. bán kính
B. đường kính
C. bán kính đi qua điểm ấy
D. dây cung
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Cho điểm O cách đường thẳng a là 6 cm. Đường tròn (O; 10 cm) và đường thẳng d có bao nhiêu điểm chung?
A. 0
B. 3
C. 1
D. 2
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. hai

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. hai.

Đường thẳng a và đường tròn (O) gọi là cắt nhau nếu chúng có đúng hai điểm chung.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. tiếp xúc

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. tiếp xúc.

Đường thẳng a và đường tròn (O) gọi là tiếp xúc nhau nếu chúng có duy nhất một điểm chung H. Điểm chung ấy gọi là tiếp điểm.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. Đường tròn (O; 3 cm) không cắt đường thẳng a.

Vì d > R (4 > 3) nên đường tròn (O; 3 cm) không cắt đường thẳng a.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. không có điểm chung

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. không có điểm chung.

Đường thẳng a và đường tròn (O) gọi là không giao nhau nếu chúng không có điểm chung.

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. b và đường tròn (I; 2 cm) tiếp xúc nhau.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. b và đường tròn (I; 2 cm) tiếp xúc nhau.

Vì d = 2 cm, R = 2 mc nên d = R.

Vậy b và đường tròn (I; 2 cm) tiếp xúc nhau.

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. b và đường tròn (I; 8 cm) cắt nhau.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. b và đường tròn (I; 8 cm) cắt nhau.

Ta có: d = 3 mc, R = 8 cm nên d < R.

Vậy b và đường tròn (I; 8 cm) cắt nhau.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. OA > 7 cm.

Đường thẳng và đường tròn không giao nhau khi khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng lớn hơn bán kính của đường tròn.

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. Đường thẳng c cắt đường tròn tại hai điểm.

JK = 3 cm là khoảng cách từ đường thẳng c đến tâm J của đường tròn.

Ta có JK < R = 4 cm nên đường thẳng c cắt đường tròn tại hai điểm.

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. bán kính đi qua điểm ấy

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. bán kính đi qua điểm ấy.

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm nằm trên đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm ấy thì đường thẳng đó là một tiếp tuyến của đường tròn.

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 2

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 2

Kẻ OH ⊥ a tại H suy ra OH = 6 cm là khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng a.

Do OH < R (6 < 10) nên (O) có hai giao điểm với đường thẳng a.

 

Bài tập Trung bình:

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất

Cho tam giác nhọn ABC có đường cao AH. Khẳng định nào đúng?

(1) Đường thẳng AB tiếp xúc với đường tròn (A; AH).

(2) Đường thẳng AC tiếp xúc với đường tròn (A; AH).

(3) Đường thẳng BC tiếp xúc với đường tròn (A; AH).

A. Khẳng định (1).
B. Khẳng định (2).
C. Khẳng định (3).
D. Cả 3 khẳng định trên đều đúng.
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình vuông ABCD, trên đường chéo BD lấy điểm I sao cho BI = BA. Đường thẳng kẻ qua I vuông góc với BD cắt AD ở E. Chọn đáp án đúng:
A. Đường thẳng BD tiếp xúc với (I; EA).
B. Đường thẳng BD tiếp xúc với (E; EA).
C. Đường thẳng AD tiếp xúc (I; EA).
D. Đường thẳng AD không cắt (E; EA).
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Từ điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O; 8 cm) sao cho OA = 12 cm. Kẻ tia Ax tạo với OA một góc 30°. Gọi H là hình chiếu của O trên tia Ax. Tia Ax và đường tròn (O) có bao nhiêu điểm chung?
A. 0
B. 2
C. 1
D. Vô số
 
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O; R), bán kính OA, dây CD là trung trực của OA. Kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) tại C, tiếp tuyến này cắt đường thẳng OA tại I. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. ΔOAC là tam giác đều.
B. Tứ giác OCAD là hình thoi.
C. CI = R3
D. Cả A, B, C đều đúng.
 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) cắt nhau ở A. Vẽ đường kính CD của (O). Chọn đáp án đúng:
A. BDO^=ABO^
B. DBA^+BAC^=90o
C. BDO^=BOA^
D. BDO^=BAO^
 
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Cho (O; R) và M là một điểm di động trên đường thẳng d cố định nằm ngoài (O). Từ M kẻ các tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (với A, B là các tiếp điểm). Gọi H là hình chiếu vuông góc của (O) trên d, dây cung AB cắt OH, OM lần lượt tại I, K. Chọn đáp án đúng.
A. OI . OH = OK . OM
B. BI . BA = OB²
C. KA . KB = OA²
D. OI . OK = OH . OM
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O). Từ một điểm M ở ngoài (O), vẽ hai tiếp tuyến ME, MF (với E, F là các tiếp điểm) sao cho EMO^=30o . Biết chu vi  ΔMEF là 30cm. Diện tích ΔMEF bằng:
A. 252 cm2
B. 253 cm2
C. 503 cm2
D. 502 cm2
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường tròn (O; 2cm) các tiếp tuyến MA, MB kẻ từ M đến đường tròn vuông góc với nhau tại M (với A, B là các tiếp
điểm). Gọi C là điểm bất kỳ thuộc cung nhỏ AB. Qua C kẻ tiếp tuyến với đường tròn cắt MA, MB lần lượt tại D và E. Chu vi ΔMDE bằng:
A. 4 cm
B. 8 cm
C. 6 cm
D. 5 cm
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình thang ABCD có A^=D^=90o B^=2C^  ngoại tiếp đường tròn tâm O. Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

(1) Chu vi hình thang ABCD bằng hai lần tổng hai cạnh đáy.

(2) ΔAOD là tam giác đều.

(3) OB = 23 BC

(4) OD = DC =OC

A. 2
B. 0
C. 4
D. 1
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Từ điểm P nằm ngoài đường tròn (O; R) vẽ 2 tiếp tuyến PA, PB với A và B là các tiếp điểm. Gọi H là chân đường vuông góc vẽ từ A đến đường kính BC và PC cắt AH tại I. Chọn đáp án đúng:
A.
AI=23IH
B. AI=IH
C.
AI=45IH
D.
AI=34IH
 
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. Khẳng định (3).

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. Khẳng định (3).

Vì AH ⊥ BC và H thuộc đường thẳng BC nên khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BC bằng AH. Do đó, khoảng cách từ tâm A của đường tròn (A; AH) đến đường thẳng BC bằng bán kính AH của đường tròn. 

Vậy đường thẳng BC tiếp xúc với đường tròn (A; AH).

H A B C

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. Đường thẳng BD tiếp xúc với (E; EA).

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. Đường thẳng BD tiếp xúc với (E; EA).

Xét ΔAEB (vuông tại A) và ΔIEB (vuông tại I) có: AB = BI (gt), BE chung.

Suy ra ΔAEB = ΔIEB (ch–cgv) suy ra AE = EI hay I ∈ (E; EA).

Mặt khác: EI ⊥ BD hay khoảng cách từ điểm E đến đường thẳng BD bằng EI mà EI = EA (cmt) nên đường thẳng BD tiếp xúc với (E; EA).

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 2

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 2

Từ ΔAOH vuông tại H, ta có: OH = OA . sinA = 12 . sin30° = 6 (cm).

Suy ra OH < R (6 cm < 8 cm)

Vậy tia Ax và đường tròn (O; 8 cm) cắt nhau tại hai điểm.

A O x 30 o 8 12 H

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. Cả A, B, C đều đúng.

♦ Gọi J là giao điểm của OA và CD.

Do CD là đường trung trực của OA nên AC = OC = R hay OA = OC = AC = R (1).

Vậy ΔOAC là tam giác đều (câu A đúng).

♦ Chứng minh tương tự ta được OA = OD = AD = R (2).

Từ (1) và (2) suy ra OC = OD = AC = AD suy ra tứ giác OCAD là hình thoi (câu B đúng).

♦ Xét ΔOCI vuông tại C có CI = OC . tan60° = R3 (câu C đúng).

I

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. BDO^=BOA^

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. BDO^=BOA^

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: AB = AC suy ra A thuộc đường trung trực của BC.

Lại có: OB = OC hay O thuộc đường trung trực của BC.

Do đó AO là đường trung trực của đoạn BC.

Ta có AO ⊥ BC; DB ⊥ BC suy ra BD // AO.

Mà BDO^ và BOA^ là 2 góc so le trong nên BDO^=BOA^.

) )

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. OI . OH = OK . OM

♦ Vì OA = OB (= R); MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) nên OM là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Suy ra OM ⊥ AB tại K.

♦ Xét ΔOIK và ΔOMH có: IOK^=MOH^ là góc chung, OKI^=OHM^=90o.

Suy ra ΔOIK  ΔOMH (g.g) nên OIOM=OKOH.

Suy ra OI . OH = OK . OM.

d M H O B A I K R R 1

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 253 cm2

♦ Vì ME, MF là tiếp tuyến của (O) nên theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: FMO^=EMO^=30o.

Suy ra EMF^=60o

Vì ΔMEF có ME = MF, EMF^=60o nên ΔMEF đều. Suy ra ME = MF = EF.

Mà chu vi ΔMEF là ME + MF + EF = 30 (cm) suy ra ME = MF = EF = 10 (cm).

♦ Gọi I là giao điểm của OM và EF. 

Vì OE = OF (bán kính); ME = MF (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) nên OM là đường trung trực của đoạn EF.

Suy ra OM ⊥ EF tại I.

Xét ΔMEI có MI = ME . cos30° = 53 (cm).

Diện tích ΔMEF là: S = 12.MI.EF=253 (cm²)

M E F O 30 o

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. 4 cm

Xét hình chữ nhật AMBO có: MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau).

Suy ra tứ giác AMBO là hình vuông. Suy ra MA = MB = OA = OB = 2 cm.

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

+ DA, DC cắt nhau tại D nên DA = DC
+ EC, EB cắt nhau tại E nên EB = EC

Chu vi tam giác MDE là:

MD + ME + DE = MD + ME + DC + EC

                         = MD + ME + DA + EB

                         = (MD + DA) + (ME + EB)

                         = MA + MB = 2 + 2 = 4 (cm)

O A D M B E C 1 2 3 4 2 cm 2 cm

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. 1

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. 1

♦ Đường tròn (O) tiếp xúc với các cạnh AB, BC, CD, DA theo thứ tự tại M, N, P, Q.

Ta có: B^+C^=180o (hai góc trong cùng phía); B^=2C^ (gt). Suy ra B^=120o;C^=60o.

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có:

A1^=A2^=D1^=D2^=45o (A^=D^=90o); B1^=B2^=60o (B^=120o); C1^=C2^=30o (C^=60o)

+ AM = AQ, BM = BN, CN = CP, DP = DQ.

♦ Xét các khẳng định:

(1) Ta có: AD + BC = AQ + DQ + BN + CN = AM + DP + BM + CP = (AM + BM) + (DP + CP) = AB + CD

Chu vi hình thang ABCD là: AB + CD + AD + BC = AB + CD + AB + CD = 2(AB + CD)

Vậy chu vi hình thang ABCD bằng hai lần tổng hai cạnh đáy (khẳng định 1 đúng).

(2) Xét ΔAOD có A2^=D2^=45o suy ra ΔAOD vuông cân tại O (khẳng định 2 sai).

(3) Xét ΔOBC có B1^=60oC1^=30o suy ra ΔOBC vuông tại O.

Suy ra OB = BC . sin30° = 12BC (khẳng định 3 sai).

(4) Xét ΔODC có D1^=45o, C2^=30o suy ra ΔODC không phải tam giác đều nên ba cạnh OD, DC, OC không bằng nhau khẳng định 3 sai).

Vậy có 1 khẳng định đúng.

2

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. AI=IH

CA cắt BP tại D; BAC^=90o (vì A thuộc đường tròn đường kính BC)

PA = PB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) suy ra ΔPAB cân tại P hay A1^=B1^.

Ta có: B1^+D1^=90oA1^+A2^=BAD^=90o mà A1^=B1^ nên D1^=A2^.

Suy ra ΔPAD cân ở P. Do đó PD = PA mà PA = PB nên PD = PB (1).

Vì DB ⊥ BC, AH ⊥ BC nên DB // AH. Suy ra A3^=D1^ (2 góc so le trong).

Xét ΔCAI và ΔCDP có: C1^ chung, A3^=D1^. Suy ra ΔCAI  ΔCDP (g.g). Suy ra IAPD=CICP (2).

Xét ΔCIH và ΔCPB có: C2^ chung, CHI^=CBP^=90o. Suy ra ΔCIH  ΔCPB (g.g). Suy ra IHPB=CICP (3).

Từ (1), (2), (3) suy ra IAPD=IHPB mà PD = PB nên IA = IH.

I 1 1 2 1 3 1 1 1 2

 

 Bài tập Nâng cao:

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất

Một thủy thủ đang ở trên cột buồm của một con tàu, cách mặt nước biển 10m. Biết bán kính Trái Đất là khoảng 6400km. Tính tầm nhìn xa tối đa của thủy thủ đó (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
A. 11,32 km
B. 11,31 km
C. 11,3 km
D. 11,314 km
 
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn tâm (O). Vẽ hình bình hành ABCD, tiếp tuyến tại C của đường tròn cắt đường thẳng AD tại N. Ba đường thẳng AC, BD, ON đồng quy tại 
A. trung điểm của ON.
B. điểm O.
C. trung điểm của AC.
D. điểm N.
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác AB, hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC. Chọn khẳng định đúng.
A. EMO^=MCE^
B. EMO^=DMO^
C. EMO^=MEC^
D. EMO^=EMB^
 
 

I B D C A E F

Gọi E, F là tiếp điểm của đường tròn (I) với các cạnh AB, AC.

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: AE = AF ; BE = BD ; CD = CF.

Do đó: 2BD = BD + BE

= BC – CD + AB – AE

= BC + AB – (CD + AE)

= BC + AB – (CF + AF)

= BC + AB – AC

Suy ra BD=BC+ABAC2.

 
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Từ 1 điểm A nằm ngoài đường tròn (O ; R) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn. Đường thẳng vuông góc với OB tại O cắt AC tại N. Đường thẳng vuông góc với OC tại O cắt AB tại M. Để MN là tiếp tuyến của đường tròn (O), khoảng cách từ A đến O bằng:
A. R32
B. R
C. 2R
D. R3
 
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O ; R). Đường thẳng d qua A , gọi B và C là giao điểm của đường thẳng d và đường tròn (O) (C nằm giữa A và B). Khoảng cách từ đường thẳng d đến tâm O để tổng AB + AC nhỏ nhất là
A. R
B. 3R
C. 2R
D. 0,5R
 
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Cho đường thẳng d và đường tròn (O ; R) không giao nhau. A là điểm trên (O). Gọi h là khoảng cách từ O đến d. Khoảng cách lớn nhất từ A đến đường thẳng d là
A. 2R
B. R + h
C. R.h
D. R – h
 
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC vuông tại A có BD là đường phân giác. Đường thẳng BC tiếp xúc với đường tròn 
A. (D ; DC)
B. (D ; DA)
C. (D ; DB)
D. (D ; AB)
 
 
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình thang vuông ABCD (A^=D^=900), AB = 4 cm, BC = 13 cm và
CD = 9 cm. AD là tiếp tuyến của đường tròn
A. (B ; 6,5 cm)
B. (B ; 6 cm)
C. (B ; 12 cm)
D. (B ; 13 cm)
 
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Cho bốn điểm O, A, B, C thẳng hàng theo thứ tự thuộc đường thẳng n. Đường thẳng m vuông góc với đường thẳng n tại B. Chọn đáp án đúng.
A. m và (O ; OB) cắt nhau.
B. m và (O ; OA) không giao nhau.
C. m và (O ; OC) tiếp xúc nhau.
D. m và (O ; OA) tiếp xúc nhau.
 
 
Hiển thị phần đáp án
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. 11,31 km

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. 11,31 km.

h B A C O R

Trên hình bên, ta có điểm B biểu diễn vị trí của con tàu, điểm A biểu diễn vị trí của thủy thủ, điểm C biểu diễn điểm xa nhất mà thủy thủ nhìn thấy. Khi đó độ dài đoạn thẳng AC gọi là tầm nhìn xa tối đa từ A.
Đặt AB = h = 10 m = 0,01 km; OB = OC = R = 6400 km.
Ta tính AC theo R và h.
Do AC là tiếp tuyến với (O ; R) tại C nên suy ra  AC  OC tại C.
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác ACO vuông tại C ta có:
AC2=AO2OC2=(R+h)2R2=2Rh+h2.
Suy ra  

AC=2Rh+h2=2.6400.0,01+0,01211,31
 km.
Vậy tầm nhìn xa tối đa của thủy thủ khoảng 11,31 km.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. trung điểm của AC.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. trung điểm của AC.

Vì tam giác ABC cân tại A nên OA  BC (1).

Tứ giác ABCD là hình bình hành suy ra AD // BC hay NA // BC (2).

Từ (1) và (2) có AN  OA tại A suy ra đường thẳng NA là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Gọi I là giao điểm của AC và BD.

Khi đó có I là trung điểm của AC suy ra I ∈ ON (vì NA, NC là tiếp tuyến).

Hay AC, BD, ON đồng quy tại I là trung điểm của AC.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. EMO^=DMO^

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. EMO^=DMO^.

Gọi O là trung điểm của AH.

Tam giác DBC vuông tại D có DM là đường trung tuyến nên MD=MB=12BC.

Ta có: ODA^=OAD^ ( OAD cân).

OAD^=DBC^  (phụ với ACB^) và DBC^=BDM^ (vì tam giác MBD cân).

Do đó: ODA^=BDM^.

Ta có: ODA^+ODB^=900 (BD  AC).

Suy ra BDM^+ODB^=900 (ODA^=BDM^).

Hay ODM^=900 suy ra MD  OD.

Vậy MD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH.

Tương tự ta chứng minh được ME là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH.

Khi đó MO là phân giác EMD^ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) hay EMO^=DMO^.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác ABC vuông tại A với AB  AC. Đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với BC tại D. Chọn đáp án đúng.
A. BD=BC+AB+AC2
B. BD=BCAB+AC2
C. BD=BCABAC2
D. BD=BC+ABAC2
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: D. BD=BC+ABAC2

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn D. BD=BC+ABAC2.

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: C. 2R

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn C. 2R.

Ta có: ON // AM (cùng vuông góc với OB); AN // OM (cùng vuông góc với OC) suy ra AMON là hình bình hành.

Lại có AO là phân giác của BAC^ (tính chất hai đường tiếp tuyến cắt nhau).

Khi đó AMON là hình thoi suy ra MN  OA ; HA = HO với H là giao điểm của AO và MN.

Để MN là tiếp tuyến của đường tròn (O) thì OH = R hay OA = 2OH = 2R.

Vậy OA = 2R thì MN là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: A. R

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. R.

d A B C O D D' H

Kẻ đường thẳng qua A tiếp xúc với đường tròn tại D và D' , ta có D và D' cố định.

- Nếu d trùng với AD hoặc AD' thì các điểm B, C, D trùng nhau hoặc B, C, D' trùng nhau nên AB + AC = 2AD = 2AD'.

- Nếu d không trùng với AD hoặc AD' thì:

Vẽ OH  d, H ∈ d. Ta có H là trung điểm của BC, tức là HB = HC (định lý đường kính vuông góc với dây cung) và có OH < R.

Suy ra AB + AC = AH + HB + AH – HC = 2AH (vì HB = HC).

Xét  OAH vuông tại H có OA2=OH2+AH2 (Định lý Pythagore).

Xét  OAD vuông tại D có OA2=OD2+AD2 (Định lý Pythagore).

Do đó : OH2+AH2=OD2+AD2.

Mà OH < OD = R suy ra AH > AD hay AB + AC > 2AD.

Vậy AB + AC nhỏ nhất khi đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn hay khoảng cách từ đường thẳng d đến tâm O bằng R.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. R + h

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. R + h.

d O B H A

Gọi H, B lần lượt là hình chiếu của A và O trên đường thẳng d.

Ta có B cố định và OB = h.

Vì AH  HB nên AH  AB.

Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác OAB ta có: AB  OA + OB.

Suy ra AH  OA + OB hay AH  R + h không đổi.

Dấu ‘‘=’’ xảy ra khi và chỉ khi H  B; O nằm giữa A và B.

Vậy khi A là giao điểm của tia đối tia OB và đường tròn (O) (B là hình chiếu của O trên d) thì khoảng cách từ A đến d lớn nhất là R + h.

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. (D ; DA)

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. (D ; DA).

) ) B A D E C

Kẻ DE  BC, E ∈ BC.
Xét DAB (vuông tại A) và DEB (vuông tại E) có:
DB chung ; DBA^=DBE^ (BD là tia phân giác của góc B)
Suy ra DAB = DEB (cạnh huyền, góc nhọn)
Suy ra DA = DE.
Do đó đường thẳng BC và đường tròn (D ; DA ) tiếp xúc nhau.

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn A. (B ; 6,5 cm).

_ _ 4 O 9 I A H D C B

Gọi O là trung điểm của BC thì OB = OC = 13 : 2 = 6,5 cm.
Vẽ BI  CD tại I suy ra tứ giác ABID là hình chữ nhật hay AD = BI, DI = AB = 4 cm.
Suy ra IC = CD – DI = 9 – 4 = 5 cm.
Kẻ OH  AD tại H.
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác BIC có:

BI=BC2CI2=13252=12
 cm.
Hay AD = 12 cm.
Hình thang ABCD có OH là đường trung bình nên: 

OH=AB+CD2=4+92=6,5
 cm.
Suy ra đường tròn (O ; 6,5 cm) tiếp xúc với AD.

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất
Đáp án đúng là: B. m và (O ; OA) không giao nhau.

Hướng dẫn giải (chi tiết)

Chọn B. m và (O ; OA) không giao nhau.

O A B C n m

Đặt OB = d. Khi đó d là khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng m.
Vì OA < OB và OB = d nên OA < d. Vậy đường thẳng m và đường tròn (O ; OA) không giao nhau.
Vì OB = d nên đường thẳng m và đường tròn (O ; OB) tiếp xúc nhau tại B.
Vì OC > OB và OB = d nên OC > d. Vậy đường thẳng m và đường tròn (O ; OC) cắt nhau.